Số: 4875 /GM-TCHQ Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2022
𝗛𝗼̣𝗽 𝗯𝗮̀𝗻 𝘁𝗵𝗮́𝗼 𝗴𝗼̛̃ 𝗸𝗵𝗼́ 𝗸𝗵𝗮̆𝗻, 𝘃𝘂̛𝗼̛́𝗻𝗴 𝗺𝗮̆́𝗰, 𝘁𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗻𝗵𝗮̂́𝘁 𝗰𝗮́𝗰𝗵 𝘁𝗵𝘂̛́𝗰 𝗮́𝗽 𝗱𝘂̣𝗻𝗴 𝗽𝗵𝗮́𝗽 𝗹𝘂𝗮̣̂𝘁 đ𝗼̂́𝗶 𝘃𝗼̛́𝗶 𝗵𝗼𝗮̣𝘁 đ𝗼̣̂𝗻𝗴 𝘅𝘂𝗮̂́𝘁 𝗻𝗵𝗮̣̂𝗽 𝗸𝗵𝗮̂̉𝘂 𝘁𝗮̣𝗶 𝗰𝗵𝗼̂̃ 𝗰𝘂̉𝗮 𝘁𝗵𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴 𝗻𝗵𝗮̂𝗻 𝗻𝘂̛𝗼̛́𝗰 𝗻𝗴𝗼𝗮̀𝗶 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗰𝗼́ 𝗵𝗶𝗲̣̂𝗻 𝗱𝗶𝗲̣̂𝗻 𝘁𝗮̣𝗶 𝗩𝗶𝗲̣̂𝘁 𝗡𝗮𝗺
Đề kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thống nhất cách thức áp dụng pháp luật đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Tổng cục Hải quan kính mời Quý đơn vị thu xếp tham
dự cuộc họp theo thời gian sau:
𝗧𝗵𝗼̛̀𝗶 𝗴𝗶𝗮𝗻: 𝟬𝟴:𝟯𝟬 𝗻𝗴𝗮̀𝘆 𝟭𝟴/𝟭𝟭/𝟮𝟬𝟮𝟮.
Đ𝗶̣𝗮 đ𝗶𝗲̂̉𝗺: 𝗣𝗵𝗼̀𝗻𝗴 𝗵𝗼̣𝗽 𝟵.𝟬𝟴, 𝗧𝗿𝘂̣ 𝘀𝗼̛̉ 𝗧𝗼̂̉𝗻𝗴 𝗰𝘂̣𝗰 𝗛𝗮̉𝗶 𝗾𝘂𝗮𝗻.
Chủ trì cuộc họp: Ð/c Mai Xuân Thành – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Nhận xét, đánh giá, đề xuất:
1. Nhận xét, đánh giá:
Từ cơ sở pháp lý dẫn trên, đối chiếu với thực tiễn quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ cho thương nhân nước ngoài
không có hiện diện tại Việt Nam cho thấy:
– Tại thời điểm Nghị định số 08/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, chỉ có Nghị định số 90/2007/NĐ-CP quy định về thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại VN. Tuy nhiên, Nghị định số 90/2007/NĐ-CP chỉ quy định 2 quyền, (1) quyền xuất khẩu và (2) quyền nhập khẩu, theo đó, khi thực hiện quyền xuất khâu hay nhập khẩu thì hàng hoá đều phải được đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam, trong khi bản chất giao dịch của hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ là thực hiện quyền phân phối trên lãnh thổ Việt Nam. Do vậy, ngay cả khi có Nghị định sô 90/2007/NĐ-CP thì cũng không áp dụng cho hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định giao hàng của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Do vậy, việc thực hiện điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đối với thương nhân nước ngoài không hiện diện tại VN là phù hợp với thực tiễn đã và đang diễn ra, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp.
– Nghị định số 90/2007/NĐ-CP chỉ điều chỉnh quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu qua biên giới Việt Nam theo quy định tại Luật Thương mại. Trong khi đó, bản chất của hoạt động XNK tại chỗ là hàng hoá không có sự dịch chuyên ra khỏi biên giới Việt Nam mà được giao, nhận ngay trong nội địa và được thực hiện bởi 02 doanh nghiệp Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài trên cơ sở hai hợp đồng mua, bán riêng biệt; tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam mua hàng tại Việt Nam sau đó bán hàng tại Việt Nam. Chủ sở hữu hàng hoá trong quá trình giao, nhận có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Bản chất của hoạt động này là kinh doanh thương mại thuần tuý phát sinh lợi nhuận; hàng hoá có thể được lưu thông trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam hoặc là nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất khác, không phải là đối tượng bị điều chỉnh bởi Nghị định số 90/2007/NĐ-CP, sau này là khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương.
là không phù hợp với quy định về xuất khẩu, nhập khâu theo định nghĩa tại Điều 28 Luật Thương mại.
Về thanh toán thì người bán tại Việt Nam sẽ nhận được tiền mua hàng từ thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và người mua hàng tại
Việt Nam sẽ phải thanh toán cho người bán là thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.
– Tại Điều 87 Thông tư số 38 đã có quy định về quyền xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Theo đó, đề thực hiện quyên xuất khẩu, quyên nhập khẩu hàng hoá phải có Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khâu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam do Bộ Công Thương cấp.
Từ các lý do nêu trên, cho thấy thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán hàng hoá và thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, hàng hoá không có sự di chuyển qua biên giới hoặc khu vực hải quan riêng, mọi giao dịch về giao, nhận hàng hoá đều phát sinh trong lãnh thô Việt Nam. Như vậy, hoạt động này là độc lập với quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định sô 90/2007/NĐ-CP. Việc cơ quan hải quan áp dụng thủ tục hải quan đôi với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ cho thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là thực hiện theo quy tắc xuất nhập khẩu thông thường, phù hợp với khái niệm về lãnh thổ Hải quan quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Hải quan.
Về thủ tục xuất nhập khâu tại chỗ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP hiện nay Bộ Công Thương đang có ý kiến đề nghị bãi bỏ. Tổng cục Hải quan đang có nghiên cứu, đánh giá tổng thể thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam để đề xuất chuyển thủ tục này thành giao dịch nội địa, cơ quan thuế nội địa chịu trách nhiệm theo dõi, thu thuế nội địa, cơ quan hải quan không làm thủ tục đối với hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ cho phù hợp với bản chất giao dịch hàng hoá này. Do vậy, nếu áp dụng thủ tục xuất nhập khâu tại chỗ của thương nhân không có hiện diện tại Việt Nam theo Nghị định số 90 là không phù hợp, mẫu thuẫn với ý kiến của Bộ Công Thương.
2. Đề xuất:
Không áp dụng quy định tại Nghị định số 90/NĐ-CP và khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương đối với thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam theo điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP./.