• 0 Votes - 0 Average
  • 5
  • 4
  • 3
  • 2
  • 1
Chế độ chủ đề

Học tập Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Chứng chỉ Nghiệp vụ khai HQ 2016
ngocvu1403 Offline
Phó giám đốc
******
Administrators

Bài viết: 1,186
Chủ đề: 877
Tham gia: May 2011
Danh tiếng: 4
Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai HQ 2016
 
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương
 
Tên Hàng: Chưa rõ về gạo gì ( tròn hay dài) xuất xứ, năm sản xuất
Số lượng: 5.000 tấn ( phải có dung sai)
Chất Lượng: Giống như mẫu hay bao nhiêu % tấm, độ ẩm bao nhiêu
Giá: 460usd/MT FOB ( thiếu tên cảng) theo incortrms nào?
Đóng gói: Loại có in hay không in, quy chách đonhs gói bao nhiêu, có thể hiện trên bao bì không?
Kỳ Hạn: 2014/3 đến đâu?
Cảng: Cattlai Port (thiếu tên nước)
Hình thức thanh toán: By L/C

 
Phần lý thuyết
 
1.incoterm 2010 có bao nhiêu điều kiện, bao nhiêu nhóm
11 điềukiện, 2 nhóm


2.Trình bày 11 điều kiện của incoterm 2010
EXW , FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP, FAS, FOB, CFR, CIF


3.Vai trò của incoterm 2010
Quy trách nhiệm, nghĩa vụ giữa người bán và người mua trong lĩnh vực giao nhận hàng hoá, gồm
+ Phân chia chi phí giữa người bán và người mua
+ Xác định địa điểm, rủi ro, mất mát, hư hỏng về hàng hoá được chuyển giao từ người bán sang người mua
+ Xác đinh ai là người có nghĩa vụ thoogn quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
+ Chuyển giao về chứng từ hàng hoá
Incoterms cung cấp mottj số thôn gtin về tạo lập chứng từ
Nhằm tránh những hiểu lầm và tranh chấp giữa các bên trong việc phân chia chi phí và chuyển giao rủi ro về hàng hoá.


4.Hiện nay Việt Nam thường chọn điều kiện gì?
xuất FOB, nhập CIF


5.Ưu nhược điểm khi xuất FOB nhập CIF
ưu điểm: có lợi cho nhà xuất khẩu khi sử dụng FOB và có lợi cho nhà nhập khẩu khi nhập CIF
nhược điểm:nguồn thu của nhà nước thấp, doanh nghiệp vận tải, bảo hiểm khó có việc làm, mất chi phí hoa hồng từ hãng tàu,bất lợi khi phát sinh tranh chấp.


6.Xuất khẩu đường biển sử dụng điều kiện nào
FCA, CPT,CIP


7.Incoterm có thể thay thế hợp đồng thương mại không?
không thể thay thế


8.Incoterm2010 có áp dụng hoạt động mua bán nội địa không?
có vì có đk EXW


9.Incoter có áp dụng cho phần mềm, mua bán qua mạng không?
không vì hàng hoá vô hình


10.Hối phiếu thương mại là gì, đặc điểm hối phiếu?
Là chứng dùng để yêu cầu thanh toán của bên bán đối với bên mua.
đặc điểm hối phiếu:
+ hối phiếu phải ghi số LC đúng
+ ký bởi người ký phát hối phiếu 
+ Tên của người ký phát hối phiếu tương ứng với tên bên thụ hưởng.
+ Ký phát đòi tiền đúng người thanh toán hối phiếu.
+Số tiền bằng chữ và bằng số phải khớp nhau.
+ Thời hạn theo đúng thời hạn quy định trong L/C
+ Bên nhận tiền phải được chỉ định hoặc được phát hành “ thừa lệnh”
+ Phải được ký hậu, nếu yêu cầu.
+ KHông hạn chế việc ký hậu
+ Bao gồm những điều khoản cần thiết như quy định trong L/C
+ Số tiền trên hối phiếu không được quá số dư của L/C
+Số tiền trên hoá đơn và hối phiếu phải khớp nhau.
+ Không sử dụng “miễn truy đòi” trừ khi được quy định trong L/C


11.Sec là gì? Để thành lập nó phải thoả mãn những gì?
séc là 1 tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng trích từ tk của mình để trả cho người có tên trong sec
Để thành lập nó gồm
+ Người ký phát hối phiếu: chính là người xuất khẩu
+ Người trả tiền: người nhập khẩu
+ Người hưởng hối phiếu


12.Có bao nhiêu phương thức giao dịch quốc tế ưu nhược điểm mỗi loại.
có 2 loại
+ chuyển tiền bằng thư (ưu điểm: chi phí rẻ, nhược điểm: không an toàn( thất lạc, chữ ký bị giả mạo) tốn nhiều thời gian lập, gửi xử lý chứng từ
+ Chuyển tiền bằng điện ( ưu điểm: với khách hàng: thủ tục đơn giản,thời gian ngắn nhanh nhận tiền.với ngân hàng: chỉ đóng vai trò trung gian để hưởng phí, người bán có thể sẽ bị người mua bội tín)


13.Buôn bán đối lưu là gì? Trình bày phương thức đối lưu
Khái niệm: Mua bán đói lưu là phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong đó xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu, người bán 
đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhập về.
Phương thức: 
+Nghiệp vụ hàng đổi hàng
+Nghiệp vụ bù trừ
+Nghiệp vụ mua bán có thanh toán bình hành


14.hình thứ gia công là gì và phân loại gia công hàng hoá
Gia công thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một hoặc toàn bộ nguyên liêu
Vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên 
đặt gia công để hưởng thù lao.
Phân loại: 
Gia công hàng hoá cho thương nhân nước ngoài( bên đặt gia công là thương nhân nước ngoài)
Đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài ( bên đặt gia công là thương nhân VN)


15.Trình bày hợp đồng gia công hàng hoá xuất khẩu. ( tên hàng, số lượng, giá, tiêu hao)

1. Bên A (Bên đặt hàng):
- Tên doanh nghiệp............................................................................................................
- Địa chỉ: ............................................................................................................................
- Điện thoại: .......................................................................................................................
- Tài khoản số:................................................. Mở tại ngân hàng: ...................................
- Đại diện là Ông (bà):........................................... Chức vụ: ............................................
- Giấy ủy quyền số:............................................................................................. (nếu có).
Viết ngày....................................... Do............................... chức vụ............................. ký.


2. Bên B (bên sản xuất gia công):
- Tên doanh nghiệp: ........................................................................................................
- Địa chỉ: ..........................................................................................................................
- Điện thoại: .....................................................................................................................
- Tài khoản số:.......................................... Mở tại ngân hàng: .........................................
- Đại diện là Ông (bà):.............................. Chức vụ: .......................................................
- Giấy ủy quyền số:........................................................................................... (nếu có).
Viết ngày................................. Do........................................ chức vụ.......................... ký.


Hai bên thống nhất thỏa thuận lập hợp đồng với nội dung như sau:


Điều 1: Đối tượng hợp đồng:
1. Tên sản phẩm hàng hóa cần sản xuất: .......................................................................
2. Quy cách phẩm chất:...................................................................................................


Điều 2: Nguyên vật liệu chính và phụ:
1. Bên A có trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu chính gồm
a- Tên từng loại:................ Số lượng:.......................... chất lượng:.........................
b- Thời gian giao:............................ Tại địa điểm: ..................................(Kho bên B)
c- Trách nhiệm bảo quản: bên B chịu mọi trách nhiệm về số lượng, chất lượng các nguyên liệu do bên A cung ứng và phải sử dụng đúng loại nguyên liệu đã giao vào sản xuất sản phẩm.
2. Bên B có trách nhiệm cung ứng các phụ liệu để sản xuất:
a- Tên từng loại:...... số lượng:..... đơn giá(hoặc quy định chất lượng theo hàm lượng, theo tiêu chuẩn).
b- Bên A cung ứng tiền trước để mua phụ liệu trên. Tổng chi phí là:............


Điều 3: Thời gian sản xuất và giao sản phẩm:
1. Bên B bắt đầu sản xuất từ ngày:
Trong quá trình sản xuất bên A có quyền kiểm tra và yêu cầu bên B sản xuất theo đúng mẫu sản phẩm
đã thỏa thuận bắt đầu từ ngày đưa nguyên liệu vào sản xuất (nếu cần).
2. Thời gian giao nhận sản phẩm:
Nếu giao theo đợt thì:
a- Đợt 1: ngày................... Địa điểm:...........................
b- Đợt 2: ngày................... Địa điểm:............................
Nếu bên A không nhận đúng thời gian sẽ bị phạt lưu kho là: Nếu bên B không giao hàng đúng thời gian,
địa điểm sẽ phải bồi thường các chi phí:


Điều 4: Các biện pháp bảo đảm hợp đồng


Điều 5: Thanh toán:
Thỏa thuận thanh toán toàn bộ hay từng đợt sau khi nhận hàng.
Thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản: .....................................................


Điều 6: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:
1. Vi phạm về chất lượng: (làm lại, giảm giá, sửa chữa, bồi thường nguyên vật liệu v.v…).
2. Vi phạm số lượng: nguyên vật liệu không hư hỏng phải bồi thường nguyên liệu theo giá hiện thời
3. Ký hợp đồng mà không thực hiện: bị phạt tới ….% giá trị hợp đồng.
4. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: bồi thường theo tỷ lệ lãi suất ngân hàng v.v…


Điều 7: Thủ tục giải quyềt tranh chấp hợp đồng
1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh 
các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo 
hai bên cùng có lợi (có lập biên bản).
2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được, hai bên thống nhất chuyển vụ việc 
đến tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này.3. Các chi phí về kiểm tra, 
xác minh và lệ phí trọng tài do bên có lỗi chịu.


Điều 8: Các thỏa thuận khác


Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng:
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày.................... đến ngày .......................

 
16.Hình thức tái xuất khẩu là gì? Phân loại tái xuất khẩu
Là hình thức xuất khẩu những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu và chưa qua chế biến ở nước tái xuất.
Phân loại:
+Tạm nhập tái xuất
+Chuyển khẩu hàng hoá


17.Đàm phán hợp đông ngoại thương là gì?
Ðàm phán là một quá trình trong đó hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm 
chung và những quan điểm còn bất đồng để đi tới một thỏa thuận mà các bên cùng có lợi.


18.Đặc điểm hợp đồng ngoại thương, nguyên tắc phân loại.
Chủ thể: trụ sở thương mại ở các nước khác nhau
Đối tượng hợp đồng: là hàng hoá được di chuyển qua biên giới quốc gia của 1 nước.
Đồng tiền tính giá trên hợp đồng: là ngoại tệ đối với 1 hoặc cả 2 bên
Chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật khác nhau


19.hợp đồng ngoại thương là gì?
Hợp đồng ngoại thương là sự thoả mãn giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó bên bán phải 
cung cấp hàng hoá, chuyển giao các chứng từ, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.


20.Quy trình cơ bản của hợp đồng ngoại thương
Điều khoản về tên hàng ( Commodity)
Điều khoản về số lượng ( Quantity)
Điều khaorn về phẩm chất và qui chác hàng hoá ( Quality)
Điều khoản về giá cả ( Price)
Điều khoản giao hàng ( Delivery)
Thanh toán ( Payment)
Bao bì và kí mã hiệu ( Marking)
Bảo hành ( Warranty)
Khiếu nại ( Claim)
Bất khả kháng ( Force Majeure)
Trọng tài ( Arbitration)
Điều khoản khác ( Other terms)


21.Trình bày bố cục văn bản của hợp đồng ngoại thương.
Số và kí hiệu của hợp đồng ( Contract No)
Tên hợp đồng
Những căn cứ xác lập hợp đồng
Địa điểm và ngày tháng kí hợp đồng
Tên của bên mua và bên bán
Địa chỉ, điện thoại, fax, email
Tài khoản mở tại ngân hàng
Người đại diện

 
 
Nguồn: https://www.facebook.com


[slideshare id=69362514&doc=mnthiphnbitpnghipvngoithng-161121161820&type=d]

Có thể liên quan đến chủ đề...
PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Chứng chỉ Nghiệp vụ khai HQ 2016
TRẮC NGHIỆM TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Chứng chỉ Nghiệp vụ khai HQ 2016
TRẮC NGHIỆM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH - Chứng chỉ Nghiệp vụ khai HQ 2016
TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN -Chứng chỉ Nghiệp vụ khai HQ 2016
TRẮC NGHIỆM PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ – Áp mã HS code -Chứng chỉ Nghiệp vụ khai HQ 2016
Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Chứng chỉ Nghiệp vụ khai HQ 2016
Đề thi Môn Pháp Luật HQ - Nghiệp Vụ HQ 2016
Tổng hợp tài liệu ôn thi địa lý HQ 2016
200 cau hoi on tap thi thu tuc hai quan 2016
Nội dung ôn thi đại lý hải quan năm 2016


Hãy nhấn
Like - Share Nếu Bài Viết Có Ích



Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: / Tác giả Trả lời: / Xem: Bài mới nhất




Những người đang xem chủ đề này: 1 khách

Color Skins

Change Color:

Background Patterns:

Background Images:

Background Header:

Setting Panel

Main Options: