by ngocvu1403 at 11-06-2018, 04:29 PM
Hôm nay, Haiquan.info xin liệt kê ra phần mềm ký file free thông dụng cho mọi người tải và sử dụng.

1/ Phần mềm ký Offline của Thuế. 
Link tải: >>SignOffline<<  
or  link Bản chạy Portable



2/  Chương trình hỗ trợ ký tệp dữ liệu (ms word/excel 2007, pdf) ECUSTOOLSETUP.exe
Link tải: ECUSTOOLSETUP.exe 



HƯớng dẫn sử dụng: https://www.slideshare.net/ngocvu1403/hng-dn-s-dng-phn-mm-k-s-vn-bn-in-t-ecustool

3/ Phần mèm ký nhiều file với PDFSigner ( Phiên bản dùng thử)
Link tải PDFSigner


by ngocvu1403 at 11-10-2015, 11:44 PM
Một trong những điểm quan trọng mà các nước tham gia TPP nhất trí đó là thúc đẩy việc tạo thuận lợi cho thương mại, nâng cao tính minh bạch của hải quan, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp trong khối TPP.

Tại Chương 5 “Hải quan và thuận lợi hóa thương mại”, các nước tham gia TPP cũng nhất trí minh bạch hóa các quy tắc, trong đó có việc công bố các luật và quy định về hải quan, quy định về giải phóng hàng hóa, ký quỹ hoặc thanh toán bắt buộc trong trường hợp hải quan chưa đưa ra quyết định về số thuế hoặc phí phải trả. 

Các nước sẽ áp dụng những quy định thông báo trước về xác định trị giá hải quan. Các quy định liên quan tới xử phạt hải quan được bảo đảm để các hình thức xử phạt này được thực hiện một cách công bằng và minh bạch. 

Bên cạnh đó, xác định tầm quan trọng của chuyển phát nhanh đối các lĩnh vực kinh doanh, các bên cũng đồng thuận về quy định hải quan đối với chuyển phát nhanh. Chính quyền các nước cũng sẽ cung cấp thông tin khi được yêu cầu để hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực thi luật về lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, nhằm tránh việc quy tắc xuất xứ gây trở ngại cho doanh nghiệp trong việc tận dụng các FTA trước đó trong khu vực, thúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực và bảo đảm quyền lợi của các nước tham gia TPP, các Chính phủ đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP. 

Theo đó, TPP quy định về “cộng gộp” để các nguyên liệu đầu vào từ một nước TPP được đối xử như những nguyên liệu từ một nước khác nếu được sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm tại bất kỳ một bên nào thuộc khối. 

Các nước tham gia TPP cũng đưa ra các quy tắc để bảo đảm doanh nghiệp có thể hoạt động một cách dễ dàng trong khối thông qua việc thiết lập một hệ thống chung về chứng minh và kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Các nhà nhập khẩu sẽ có thể yêu cầu được hưởng ưu đãi về xuất xứ với điều kiện họ có các chứng từ chứng minh.

TPP được đánh giá là có tầm quan trọng chiến lược cho các nước trong khu vực bởi đây là một hiệp định thương mại tự do đa phương theo cơ chế mở, bao gồm không chỉ các vấn đề mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả những lĩnh vực phi thương mại khác. 

Các nước tham gia TPP gọi đây là một thỏa thuận hỗ trợ việc làm, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, đẩy nhanh phát triển toàn diện và cải cách khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

Theo ước tính, sau khi có hiệu lực, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với 800 triệu dân. Sau khi 12 nước ký hiệp định TPP, văn kiện này cần nhận được sự phê chuẩn của chính phủ và Quốc hội các nước thành viên để có hiệu lực. 

Về phía Việt Nam, tham gia TPP có thể đem đến cơ hội tăng thêm 35,7 tỉ USD cho GDP, tương đương 10,5% đến năm 2025. Cùng thời gian, xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm 28,84% nhờ TPP, tương đương 67,9 tỉ USD. Bên cạnh đó, vấn đề việc làm, môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, với hàng hóa và dịch vụ giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng... cũng là những điều được kỳ vọng. 

Ngược lại, là nước nghèo nhất trong TPP, Việt Nam cũng gặp phải nhiều thách như như rào cản hàng rào kỹ thuật, ngân sách thất thu khi các dòng thuế sẽ giảm dần về 0%, nguy cơ mất thị trường nội địa vì hàng nhập khẩu từ các nước gia tăng. Đặc biệt, yêu cầu cao liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong TPP và sức ép kiện toàn khung khổ pháp luật cùng các chỉ tiêu theo chuẩn quốc tế là thách thức lớn mà các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần phải nỗ lực để hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP) là một hiệp đinh/thỏa thuận thương mại tự do được ký kết giữa 12 nước với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thỏa thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký vào ngày 3 tháng 06, 2005 và có hiệu lực ngày 28 tháng 05, 2006. Sau đó, các nước đàm phán để gia nhập, đó là các nước  Hoa Kỳ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản. 

Sáng 05/10/2015 theo giờ miền Đông nước Mỹ (tối 05/10/2015 theo giờ Việt Nam), tại thành phố Atlanta, Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partership Agreement – TPP) đã đạt được thỏa thuận cuối cùng sau 10 năm đàm phán.



[video=youtube]https://
Bạn Đang Xem file Tại www.haiquan.info

by ngocvu1403 at 31-03-2015, 12:42 PM
☻Ngày 14/02/2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra Thông tư số 25/2015/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2015-2019 (thuế suất VJEPA).

 ☻Cùng ngày, Bộ Tài chính cũng ra Thông tư số 24/2015/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2015-2019.

☻Tính đến thời điểm 01/4/2015, đối với biểu ASEAN – Nhật Bản, sẽ có 2874 số dòng thuế có thuế suất 0% (tương đương với 30% tổng biểu thuế). Có 413 dòng thuế suất không cam kết cắt giảm, thuế suất áp dụng sẽ theo mức thuế ưu đãi theo quy chế tối huệ quốc (MFN) tại thời điểm hiện hành.

☻Đối với biểu Việt Nam – Nhật Bản sẽ có 3234 số dòng thuế có thuế suất 0% (tương đương với 33,8% tổng biểu thuế) và 354 dòng thuế suất không cam kết cắt giảm, thuế suất áp dụng sẽ theo mức thuế MFN tại thời điểm hiện hành.

☻Các dòng thuế có thuế suất bằng 0% tại thời điểm01/4/2015 tập trung vào các nhóm mặt hàng: Chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm tân dược…

☻Hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất thuế VJEPA phải đáp ứng đủ 4 điều kiện.

☻Thứ nhất là thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BTC.

 ☻Thứ hai là được nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam.

☻Thứ ba là được vận chuyển trực tiếp từ Nhật Bản đến Việt Nam, theo quy định của Bộ Công Thương.

☻Thứ tư là thỏa mãn các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Việt Nam – Nhật Bản mẫu VJ (viết tắt là C/O – mẫu VJ) theo quy định của Bộ Công Thương.

Thông tư số 25/2015/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2015, thay thế Thông tư số 21/2012/TT-BTC ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2012-2015 và Thông tư 63/2012/TT-BTC ngày 23/04/2012 của Bộ trưởng Tài chính.

by ngocvu1403 at 24-03-2015, 11:14 AM
Đã bao giờ bạn nhận thấy rằng các khái niệm “Nhà kho – Warehouse” và “Trung tâm phân phối – Distritution Center” thường được sử dụng thay thế cho nhau? Một số người nghĩ rằng sự khác biệt giữa hai khái niệm này là không rõ ràng và hầu như không quan tâm đến chúng. Bài viết sau phần nào sẽ giúp bạn hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa kho hàng và trung tâm phân phối – điều mà mọi người thường không chú ý đến.


 Hình: Trung tâm phân phối của Amazon (Nguồn CAREC)
Sự khác biệt căn bản.
Xét về phương diện vật lý, không có sự khác biệt nhiều giữa kho hàng và trung tâm phân phối. Chúng đều có bốn bức tường, một mái, sàn nhà, không gian bên trong và cửa ra/vào dành các phương tiện. Nhìn bên ngoài, cấu trúc của chúng khá là giống nhau. Tuy nhiên, theo các định nghĩa sau đây (trích KB Ackerman “Words of Warehousing”) sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự khác biệt diễn ra bên trong bốn bức tường:

– Một trung tâm phân phối được định nghĩa như “cơ sở mà ở đó các đơn hàng bán buôn và bán lẻ được hoàn thiện”, và nói thêm rằng “thuật ngữ này được sử dụng để mô tả hoạt động với một tốc độ cao, trái ngược với một kho lưu trữ tĩnh thông thường.”
Nhiều người có thể tranh luận rằng các Trung tâm phân phối cũng chỉ “tiến hóa” từ nhà kho và có nhiều điểm tương đồng. Nhưng nếu xem xét các chức năng chính của Trung tâm phân phối bạn sẽ thấy được sự khác biệt rõ ràng:
● Trung tâm phân phối cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng: Thay vì chỉ đơn giản là nơi lưu trữ, các Trung tâm phân phối cung cấp vô số các dịch vụ cho khách hàng thuộc các phòng chức năng bên ngoài hay trong nội bộ công ty. Một trung tâm phân phối được tổ chức và được quản lý tốt sẽ cung cấp các dịch vụ như: Vận tải, Cross docking, hoàn thiện đơn hàng, dán nhãn và đóng gói cùng với bất cứ dịch vụ cần thiết nào để hoàn thành chu kỳ đặt hàng, bao gồm cả xử lý đơn hàng, chuẩn bị đơn đặt hàng, gửi hàng, nhận hàng, vận chuyển , xử lý hàng hóa được trả về và đo lường hiệu suất.
Trung tâm phân phối tập trung vào khách hàng: Trong khi nhà kho tập trung vào các phương pháp tối ưu nhằm chi phí lưu trữ thì nhiệm vụ duy nhất của trung tâm phân phối là cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.
Trung tâm phân phối được định hướng bởi công nghệ: Các trung tâm phân phối ngày nay phải có khu vực xử lý đơn hàng, hệ thống quản lý vận tải và quản lý kho hiện đại, tiên tiến để thực hiện các hoạt động như: tiếp nhận hàng, quét mã vạch, xác định vị trí và lưu trữ các sản phẩm một cách có hiệu quả, bốc dỡ & bốc xếp. xử lý đơn hàng và lên kế hoạch xếp dỡ.
Trung tâm phân phối tập trung vào các mối quan hệ: Cho dù khách hàng là các công ty bên ngoài hoặc các đơn vị nội bộ, một trung tâm phân phối phải liên tục tập trung vào việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Trung tâm phân phối chính là liên kết vô cùng quan trọng giữa nhà cung cấp và khách hàng do đó đòi hỏi việc quản lý không những liên quan đến nhu cầu của khách hàng mà còn liên quan đến các phương pháp hiệu quả và tối ưu hóa chi phi nhất nhằm đáp ứng những nhu cầu đó. Ngược lại, trong hầu hết các trường hợp, một kho lưu trữ thông thường chỉ tập trung vào việc tối ưu hóa chi phí mà rất ít quan tâm đến vấn đề dịch vụ khách hàng.
Lời kết
Không còn phải nghi ngờ gì cả, thế giới kinh doanh của chúng ta ngày hôm nay đã chuyển mình từ mô hình kho hàng dựa trên việc lưu trữ hàng tồn kho truyền thống sang một mô hình mới hơn: Trung tâm phân phối với các dòng chảy nhanh chóng. Các trung tâm phân phối đã phát triển và trở thành một mắc xích vô cùng quan trọng trong mạng lưới chuỗi cung ứng, nó giúp hỗ trợ dịch chuyển hàng hóa ra thị trường một cách hiệu quả hơn và đồng thực hiện các chức năng gia tăng giá trị hiệu quả hơn bất kỳ mắc xích nào khác.
Sự khác biệt giữa hai khái niệm kho hàng và trung tâm phân phối có thể tóm tắt và khái quát như sau:
by ngocvu1403 at 09-03-2015, 10:12 AM
(Theo HQ Online)- Từ ngày 15-3-2015, Tổng cục Hải quan sẽ cấp tên người sử dụng và mật khẩu cho người được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan để truy cập vào hệ thống; được sử dụng chữ ký số để phục vụ việc khai hải quan.




Một buổi gặp gỡ với các đại lý hải quan tại địa bàn Hà Nội.
Tổng cục Hải quan sẽ thu hồi mã số nhân viên nếu cho người khác sử dụng mã số của mình hoặc sử dụng mã số của người khác hoặc sử dụng mã số không phải do Tổng cục Hải quan cấp để làm thủ tục hải quan.

Đó là một trong những phương pháp quản lý nhân viên đại lý hải quan mà Tổng cục Hải quan sẽ triển khai thực hiện quy định tại Thông tư 12/2015/TT-BTC ngày 30-1-2015 Quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan có hiệu lực từ ngày 15-3-2015.


Được sử dụng chữ ký số để phục vụ việc khai hải quan
Cụ thể, Thông tư 12/2015/TT-BTC quy định những người làm việc tại đại lý làm thủ tục hải quan đáp ứng đủ điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Hải quan và được đại lý làm thủ tục hải quan đề nghị thì được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.

Mã số nhân viên được ghi trên thẻ nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan và được sử dụng trong thời gian hành nghề khai hải quan của nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.

Mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được Tổng cục Hải quan cấp sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ quan Hải quan. Trường hợp việc khai hải quan thực hiện bằng phương thức điện tử, cơ quan Hải quan sẽ cấp tên người sử dụng và mật khẩu cho người được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan để truy cập vào hệ thống; được sử dụng chữ ký số để phục vụ việc khai hải quan.

Người được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin do cơ quan Hải quan cung cấp. Khi thực hiện các thủ tục hành chính trực tiếp với cơ quan Hải quan, nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan phải xuất trình mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.

Mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan có giá trị để làm thủ tục hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng đại lý.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định, khi đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động; Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan bị thu hồi mã số, cơ quan Hải quan sẽ ngừng cho phép nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan truy cập vào hệ thống hoặc không chấp nhận các công việc liên quan đến thủ tục hải quan của nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
Đại lý làm thủ tục hải quan và mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được sử dụng để làm thủ tục hải quan trên phạm vi toàn quốc.

Thu hồi thẻ trong một số trường hợp

Tại Điều 10 Thông tư 12/2015/TT-BTC quy định việc thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan, trong đó nêu rõ: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan trong các trường hợp: Có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Có hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế hoặc hối lộ cán bộ, công chức hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan; Cho người khác sử dụng mã số của mình hoặc sử dụng mã số của người khác hoặc sử dụng mã số không phải do Tổng cục Hải quan cấp để làm thủ tục hải quan.

Cùng với đó là các trường hợp: Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan chuyển làm việc khác hoặc chuyển sang làm việc cho đại lý làm thủ tục hải quan khác; Đại lý làm thủ tục hải quan bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động; Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan sử dụng mã số đã hết thời hạn hiệu lực để làm thủ tục hải quan.

Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan bị thu hồi mã số thuộc các trường hợp trên sẽ không được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bị thu hồi. Trong thời gian không được hành nghề, nếu người bị thu hồi đứng tên thành lập DN thì DN này sẽ không được công nhận là đại lý làm thủ tục hải quan.

Hết thời hạn nêu trên, nếu người bị thu hồi muốn được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan thì phải trải qua kỳ thi và được cấp lại Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan và thực hiện thủ tục cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 9 Thông tư này. 

Các môn thi để được cấp chứng chỉ hải quan, gồm: Pháp luật về Hải quan (Bao gồm các nội dung về Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, các Luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các Nghị định quy định chi tiết thi hành; Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan); Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương (Bao gồm các nội dung về giao nhận vận tải, nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế); Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan (Bao gồm các nội dung về thủ tục hải quan, phân loại hàng hóa, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ và chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu).




Theo baohaiquan.vn


by ngocvu1403 at 25-02-2015, 10:23 PM
Như các bạn đã xem ở bài trước, Thuê ngoài là một xu thế đang phát triển hiện nay, vừa có thể cắt giảm được chi phí sản xuất và quản lý, vừa nâng cao được mức dịch vụ khách hàng, tuy nhiên, trên thực tế không bao giờ đơn giản như thế.

ASUSTeK Computer Incorporated (ASUS) là một tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở tại Đài Loan chuyên sản xuất các mặt hàng điện tử như bo mạch chủ, máy tính xách tay, máy chủ, điện thoại di động và các sản phẩm máy tính khác.
Thời điểm những năm 2000, ASUS là 1 nhà thầu nhỏ phụ trách những linh kiện rất đơn giản trên máy tính đóng nhãn Dell. Lúc này sản phẩm Dell ra đời từ thiết kế của chính hãng này, các khâu lắp ráp, cùng rất nhiều linh kiện trọng yếu như bo mạch chủ, RAM và màn hình đều do Dell đảm nhiệm… Những linh kiện khác, ít quan trọng hơn như vỏ máy, tản nhiệt… được thuê ngoài ở các nhà thầu châu Á, và một trong số đó là ASUS. Sau 1 vài năm đảm nhiệm việc xử lý những tiểu tiết cho Dell, đại diện của ASUS đưa ra 1 đề nghị rất xuôi tai: ASUS sẽ đảm nhiệm hoàn toàn công đoạn chế tạo bo mạch chủ của các máy tính Dell với mức giá thấp hơn 20% mức giá xuất xưởng của chính hãng Dell. Chưa nói tới 20% chênh lệch kia sẽ đi thẳng vào lợi nhuận của Dell, chỉ cần xét đến việc Dell được trút bỏ gánh nặng quản lý những nhà máy với hàng chục ngàn công nhân cùng hàng trăm vấn đề phức tạp đã khiến Dell gật đầu ngay lập tức.
Sau đó vài năm, đại diện của ASUS liên tục viếng thăm tổng hành dinh của Dell và đem tới những lời đề nghị ngày càng hấp dẫn hơn. ASUS có thể làm được những gì Dell làm, thậm chí còn tốt hơn với 1 mức giá rẻ hơn. Dell không mất gì mà càng ngày càng “nhàn hạ” hơn trong việc đưa 1 sản phẩm ra thị trường. Dell chỉ có việc tìm hiểu xem khách hàng muốn gì, viết các yêu cầu đó ra giấy và chuyển cho ASUS rồi rung đùi ngồi đợi sản phẩm ra lò, dán mác Dell lên vỏ hộp rồi tung ra thị trường. Từ chỗ là 1 công ty sản xuất máy tính, dần dà Dell đã trở thành 1 công ty bán lẻ thiết bị. Tuy nhiên, lần cuối cùng đại diện của ASUS bay tới Mỹ, ông ta không tới tổng hành dinh của Dell mà đi thăm các hãng bán lẻ như Best Buy, Walmart để quảng bá cho thương hiệu laptop đóng mác ASUS với chất lượng “như hàng của Dell” nhưng có giá thấp hơn 20%. Những năm dài làm “culi” cho Dell cuối cùng đã được trả công, với kinh nghiệm của mình ASUS trở thành 1 trong những hãng laptop có doanh số lớn và là 1 đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Dell. Trong khi đó Dell lại bị lệ thuộc vào ASUS vì sau quá nhiều năm “ăn không ngồi rồi”, Dell đã không còn đủ khả năng sáng tạo ra 1 sản phẩm của riêng mình nữa.

Câu chuyện trên là một bài học đắt giá đối với Dell. Do quá chủ quan trước những động thái của Asus, đông thời bị hấp dẫn bởi những món hời trước mắt, Dell đã đánh mất mình lúc nào không hay. Dell đã tự đào hố chôn mình khi thuê ngoài Asus quá nhiều khâu quan trọng trong qui trình sản xuất, dẫn tới một sự lệ thuộc quá mức, để khi Asus trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp, lớn mạnh, thành thạo khâu sản xuất, lắp ráp và qui trình quản lí, chiếm lĩnh thị phần thì Dell đã không trở tay kịp. Do vậy, có thể thấy việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài và kiểm soát các nhà cung cấp là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp luôn chủ động trước các động thái của các đối tác này.

Theo ĐHP lược dịch
by ngocvu1403 at 12-02-2015, 01:34 PM
(HQ Online)- Quy định về việc sử dụng tờ khai hải quan và các chứng từ liên quan sẽ được sửa đổi theo hướng tạo thuận lợi hơn cho người khai hải quan khi làm các thủ tục về thuế.


Người khai hải quan sẽ không phải nộp tờ khai hải quan khi làm các thủ tục về thuế. Ảnh: M.Hùng.
Tại Khoản 9 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đã hướng dẫn việc sử dụng tờ khai hải quan điện tử, trong đó có nêu:

“Tờ khai hải quan điện tử có giá trị sử dụng trong việc thực hiện các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thủ tục thanh toán qua ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan sử dụng tờ khai hải quan điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu người khai hải quan cung cấp tờ khai hải quan giấy.

Cơ quan hải quan có trách nhiệm cung cấp thông tin tờ khai hải quan dưới dạng dữ liệu điện tử cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm trang bị các thiết bị để tra cứu dữ liệu trên tờ khai hải quan điện tử.

Bộ Tài chính quy định chi tiết việc khai bổ sung, hủy tờ khai hải quan, đăng ký tờ khai hải quan một lần, khai tờ khai hải quan mới đối với hàng hóa chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa.”

Triển khai quy định này, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, tại Điều 3 dự thảo Thông tư chung thay thế Thông tư 128/2013/TT-BTC sẽ quy định theo hướng: Người khai hải quan không phải nộp tờ khai hải quan khi làm các thủ tục về thuế, trừ trường hợp khai tờ khai giấy và việc xử lý thuế được thực hiện tại đơn vị khác chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai.

Bên cạnh đó, người khai hải quan cũng được lựa chọn nộp chứng từ hồ sơ hải quan bằng bản giấy hoặc gửi qua Hệ thống (file HYS) (trừ bản chính).

Đồng thời dự thảo Thông tư cũng bổ sung quy định cụ thể bộ hồ sơ hải quan người khai phải lưu trữ để phục vụ hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan, điều tra chống buôn lậu, thanh tra hải quan.
Nguồn : Baohaiquan.vn
by ngocvu1403 at 12-02-2015, 12:39 AM
(HQ Online)- Ông Âu Anh Tuấn- Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, triển khai các quy định của Luật Hải quan 2014, dự thảo Thông tư chung quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá XNK sẽ bãi bỏ hàng loạt quy định về thủ tục hải quan.



Việc đóng dấu trên tờ khai hải quan khi thực hiện thủ tục hoàn thuế sẽ được bãi bỏ khi thực hiện Thông tư mới. Ảnh: T.Trang.

Đó là các thủ tục: thay tờ khai hải quan, thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải XNK, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế quy định tại Thông tư số 45/2011/TT-BTC.
Cùng với đó là các thủ tục thông báo hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công; thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức gia công, SXXK; thủ tục thông báo mã nguyên liệu, vật tư; mã sản phẩm xuất khẩu, thủ tục hạn chế việc chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công sang hợp đồng gia công khác trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công; thủ tục thanh khoản đối với các hợp đồng gia công; Việc đóng dấu trên tờ khai hải quan khi thực hiện thủ tục hoàn thuế.
Bên cạnh việc bãi bỏ một số thủ tục, dự thảo Thông tư chung sẽ bổ sung thêm một số quy định, đó là: Quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan; kiểm tra trị giá hải quan; kiểm tra việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế; Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa; Quy định về thu nộp lệ phí hải quan
Và các quy định về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra và các dịch vụ thực hiện trong địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS); Thủ tục hải quan đối với hàng hóa mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới; Thủ tục thành lập kho hàng không kéo dài.

Dự thảo Thông tư chung gồm 9 Chương, 147 Điều, thay thế các Thông tư: 94/2014/TT-BTC, 22/2014/TT-BTC, 128/2013/TT-BTC,  196/2012/TT-BTC, 186/2012/TT-BTC, 183/2012/TT-BTC, 15/2012/TT-BTC, 190/2011/TT-BTC, 45/2011/TT-BTC, 45/2007/TT-BTC, 13/2014/TT-BTC, và thay thế một phần các Thông tư: 175/2013/TT-BTC, 205/2010/TT-BTC, 29/2014/TT-BTC, 49/2010/TT-BTC.

Dự kiến, Thông tư chung này sẽ được ban hành trong tháng 2-2015.


Theo baohaiquan.vn
by ngocvu1403 at 10-02-2015, 12:13 AM
Logistics là một trong những chức năng quan trọng nhất của kinh doanh ngày nay. Chẳng có công ty tiếp thị, sản xuất, thực hiện dự án nào có thể thành công mà không có sự hỗ trợ của logistics.

Mặc dù khái niệm logistics tương đối mới, nhưng các hoạt động của nó thì không. Logistics tồn tại từ những ngày đầu của nền văn minh. Nguyên liệu và thành phẩm luôn được di chuyển trên quy mô nhỏ hoặc lớn. Mọi thứ bắt đầu thay đổi với sự phát triển của vận tải và dân số di chuyển từ nông thôn lên thành thị. Không còn người dân sống gần các trung tâm sản xuất, và hoạt động sản xuất không diễn ra gần khu dân cư. Khoảng cách địa lý giữa các điểm sản xuất và tiêu thụ tăng tăng lên, vì thế sự phát triển của logistics lại càng trở nên quan trọng hơn.

Nhưng logistics không phải là không có thất bại, và một khi logistics thất bại, hậu quả có thể trở nên khổng lồ. Và từ các thất bại trong logistics chúng ta có thể thấy rằng nó không chỉ ảnh hưởng công ty và doanh nghiệp, mà còn tạo nên sự thành công và thất bại trong chiến tranh và chính trị.


Thất bại logistics trong lịch sử



Một trong những thất bại nổi tiếng nhất về logistics là vào năm 1812, từ cuộc chinh phục Nga của Napoleon. Vào thời điểm đó, với hầu hết phần lục địa châu Âu nằm dưới sự kiểm soát của mình, cuộc xâm lược Nga là một nỗ lực để buộc Nga Hoàng Alexander I một lần nữa chấp nhận các điều khoản hiệp ước mà Napoleon đã áp đặt vào bốn năm trước đó. Sau khi đã huy động được hơn nửa triệu binh sĩ từ Pháp, cũng như tất cả các quốc gia dưới trướng ở châu Âu, Napoleon tiến vào Nga với quân đội lớn nhất từng được nhìn thấy. Nhưng một cái gì đó đã sai lầm khủng khiếp.

Kỷ luật kém, bệnh tật và thời tiết khắc nghiệt của Nga là một trong những lý do cho thất bại của Napoleon vào năm 1812. Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất cho sự thất bại của cuộc chiến này là: Logistics.

Phương pháp chiến tranh của Napoleon dựa vào sự tập trung nhanh chóng của lực lượng tại một nơi chủ chốt để tiêu diệt nhanh kẻ thù của mình – ông xuyên thủng biên giới Nga với một đội quân hơn nửa triệu người và kế hoạch của ông là mang trận chiến đến hồi kết trong vòng hai mươi ngày, bằng cách buộc người Nga phải chiến đấu một trận chiến lớn. Trong trường hợp kế hoạch của mình thất bại, ông đã chuẩn bị một đoàn xe có thể cung cấp 30 ngày thực phẩm. Nhưng thực tế hơi nằm ngoài sức tưởng tượng. Napoleon nhận ra, điều mà Đức cũng sẽ biết vào năm 1941, Nga có một mạng lưới đường bộ rất kém, do đó ông đã buộc phải hành quân trên một mặt trận rất hẹp. Mặc dù ông đã chuẩn bị đoàn xe thực phẩm lớn hơn bình thường, thực phẩm buộc phải bổ sung thêm bởi bất cứ thứ gì người lính có thể kiếm trên đường đi. Khi thời gian trôi qua, những người lính đã bắt đầu chật vật, do phải tìm kiếm thức ăn xa hơn. Quân đội Pháp đã sớm suy yếu do chế độ ăn uống nghèo nàn và thiếu thốn vật tư, từ quân đội ấn tượng 600.000 binh sĩ, chỉ dưới 100.000 người có thể trở về Pháp.


Thất bại Logistic trong chiến tranh hiện đại



Một ví dụ về sự thất bại logistic trong thời chiến tranh hiện đại, khi giao thông đã được phát triển hơn so với năm 1812, là sự thất bại của cuộc chiến Lebanon lần thứ hai.

Trong tháng 7 năm 2006, IDF (Israel Defense Force – Lực lượng phòng vệ Israel) hoạt động ở miền nam Lebanon tìm mọi cách để làm dịu cơn khát của họ. Bất kỳ chai nước nào đều bị tiêu thụ ngay lập tức. Mất nước là chỉ là một vấn đề trong chuỗi dài những thất bại logistics trong suốt cuộc chiến Lebanon lần thứ hai.


Trong mùa hè năm 2006, IDF giải tán sư đoàn logistics chịu trách nhiệm hậu cần cho các đơn vị chiến đấu. Vì trong các cuộc chiến tranh trước, hoạt động của các sư đoàn hậu cần bị đánh giá là cồng kềnh, thường bị lạc đường, và thậm chí đã chiếm nhầm xe bọc thép hoặc chặn các tuyến đường quan trọng.

Vấn đề gặp phải trong cuộc Chiến tranh Lebanon Thứ hai là sự thất bại của lên kế hoạch logistics chiến tranh – các lực lượng trên mặt đất tiến nhanh hơn so với tốc độ tuyến hậu cần cho nó. Thức ăn và nước mang theo quân đội chiến đấu chỉ cho một hoặc hai ngày hoạt động đã bị tiêu thụ từ lâu trước khi nguồn tiếp viên đến nơi.

Các vấn đề về hậu cần, dường như, chỉ là ưu tiên thấp của các chỉ huy, và kết quả là sự hiện diện của một đội quân vừa đói vừa khát sâu trong lãnh thổ thù địch. Với sự tuyệt vọng của nguồn cung, viện trợ bằng dù cho các lực lượng trên mặt đất được triển khai trên các khu vực có đầy hệ thống tên lửa SAM. Hoạt động nguy hiểm này đưa các phi công, máy bay và thiết bị vào vòng vây nguy hiểm. Trong một số trường hợp, các thiết bị được thả gần cho lực lượng chiến đấu IDF. Nhưng ở các sự cố khác, thiết bị đã được thả trực tiếp vào tay Hezbollah.


Thất bại về chuỗi cung ứng trong nền kinh tế đang phát triển


Webvan là một doanh nghiệp “tín dụng và giao hàng” trực tuyến đã phá sản vào năm 2001. Họ cung cấp các sản phẩm đến tận nhà của khách hàng chỉ sau 30 phút đặt mua. Thời kì cao điểm, họ cung cấp dịch vụ trên mười thị trường tại Mỹ: San Francisco Bay Area, Dallas, San Diego, Los Angeles, Chicago, Seattle, Portland, Atlanta, Sacramento, và Orange County. Và công ty hy vọng sẽ mở rộng ra tới 26 thành phố.
Trong khi thị trường Webvan đã được mở rộng, số tiền chi cho cơ sở hạ tầng lại vượt xa tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng, và công ty dần sử dụng hết vốn. Một thất bại trong chiến lược Logistics đã buộc công ty phải phá sản – Webvan đặt một đơn hàng hơn 1 tỷ USD với công ty kỹ thuật Bechtelto để xây dựng nhà kho, mua một đội xe tải giao hàng, hệ thống máy tính và thiết bị văn phòng khi không có một xu lợi nhuận nào được thu hồi. Vào tháng 4 năm 2001, Webvan thông báo rằng họ sẽ cạn vốn vào quý IV năm 2001, trừ khi họ nhận được thêm tài trợ. Và trong quý đầu tiên của năm 2001, công ty tuyên bố phá sản sau khi chi tiêu toàn bộ $ 697,000,000 đầu tư vốn.

Theo Unimaster.
by ngocvu1403 at 10-02-2015, 12:07 AM
Xe nâng (Forklift) có thể nâng được bao nhiêu con vật?

Chào mừng, Khách
Bạn cần phải đăng ký trước khi bạn có thể đăng trên trang web của chúng tôi.
Tên đăng nhập

Mật khẩu


Tìm kiếm Diễn đàn

Thống kê Diễn đàn
Thành viên: 2,067
Thành viên mới nhất: binh181993
Số chủ đề: 1,382
Số bài viết: 2,337
Thành viên online
Hiện đang có 36 người dùng trực tuyến.
0 Thành viên | 36 Khách

Color Skins

Change Color:

Background Patterns:

Background Images:

Background Header:

Setting Panel

Main Options: