by ngocvu1403 at 12-06-2013, 03:07 PM
Trích dẫn: 1.Air France
- Địa chỉ: Văn phòng tại Hà Nội: 1 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng.
- Điện thoại: +84 4 8253 484 / 8247 066. Fax: +84 4 8266 694.
- Văn phòng tại Tp Hồ Chí Minh: 130 Đồng Khởi, Quận 1. Điện thoại: +84 8 8290 981/ 8290 982. Fax: +84 8 8220 456 Air France là hãng hàng không quốc gia Pháp. Hãng có 237 máy bay và bay tới 183 điểm trên thế giới.
2.All Nippon Airways
- Địa chỉ: Văn phòng tại Hà Nội: 25 Lý Thường Kiệt. Quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: +84 4 9 347 202. Fax: +84 4 9 347 299.
- Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh: Tầng 16, Sun Wah Tower - 115 Nguyễn Huệ, Quận 1. Điện thoại: +84 8 219 612 / 8 219 613 / 8 219 614
- Là một hãng hàng không có trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản. Đây là hãng hàng không quốc tế và nội địa lớn thứ hai của Nhật Bản sau hãng Japan Airlines và là hãng hàng không chính thức của Universal Studios Japan. Hãng có 49 điểm đến ở Nhật Bản và 22 tuyến quốc tế.
- Trung tâm hoạt động chính của của ANA tập trung tại Sân bay quốc tế Narita nằm ngoài Tokyo và Cảng hàng không quốc tế Kansai ở Osaka. Trung tâm nội địa chính của hãng tại Sân bay quốc tế Tokyo, Sân bay quốc tế Osaka, Sân bay quốc tế Chubu (gần Nagoya), và Sân bay Chitose Mới (gần Sapporo).
3.Asiana Airlines
- Địa chỉ: Văn phòng tại Hà Nội: Trung tâm Daeha - 360 Kim Mã. Điện thoại: +84 4 7 714 094 / 7 714 095. Fax: +84 4 7 714 096.
- Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh: Diamond Plaza, số 7071 - 34 Lê Duẩn, Quận 1. Điện thoại: +84 8 8 222 622 Fax: +84 8 8 222 710
- Là một trong hai hãng hàng không lớn của Hàn Quốc. Hãng này có trụ sở và trung tâm tại Sân bay Quốc tế Incheon và trung tâm nội địa tại Sân bay quốc tế Gimpo. Hãng có tổng 63 máy bay và bay đến tất cả 77 điểm.
4.British Airways
- Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội : tầng 04, số 9 Đào Duy Anh, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại : +84 04 3.934.7239. Fax: +84 4 9 347 242.
- Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh : Travel House - 170 và 172 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3. Điện thoại: +84 8 8 302 933. Fax: +84 8 8 219 619
- Là hãng hàng không lớn nhất của Vương quốc Anh và lớn thứ ba châu Âu, xếp sau Air France-KLM và Lufthansa, với nhiều chuyến bay từ châu Âu vượt Đại Tây Dương. Hãng có tổng 234 máy bay và 222 điểm đến trên toàn quốc.
5.Cathay Pacific
- Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tháp Hà Nội - 49 Hai Bà Trưng. Điện thoại:+84 4 8267 298. Fax: +84 8 8267 709.
- Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: Jardine House - 58 Đồng Khởi , Quận 1. Điện thoại : +84 8 8223 203 Fax: +84 8 8258 276 - - Là một hãng hàng không châu Á, trụ sở tại Hồng Kông, vận chuyển hàng hóa và khách đến 102 điểm đến khắp thế giới. Đây là hãng hàng không chính thức của Hồng Kông, hoạt động chính tại Sân bay Quốc tế Hồng Kông. Đây là một trong 5 hãng được Skytrax xếp hạng "5 sao". Cathay Pacific Airways cũng được IATA cấp chứng chỉ IOSA (Kiểm tra An toàn vận hành IATA) do hãng hoạt động an toàn.
6.China Airlines
- Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: 18 Trần Hưng Đạo. Điện thoại: +84 4 8242 688. Fax: +84 4 8242 588.
Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: 132 - 134 Đồng Khởi, Quận 1. Điện thoại:+84 8 8251 388 / 8 8251 389. Fax: +84 8 8251 390 - - China Airlines không phải là công ty quốc doanh, nó trực thuộc Quỹ Phát triển Sự nghiệp Hàng không Trung Hoa. Hãng có trụ sở tại Sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan và Đài Bắc. Hãng thực hiện các tuyến bay đi châu Âu, Bắc Mỹ, và châu Đại Dương.
7.China Southern Airlines
- Địa chỉ: Hà Nội: Trung tâm Daeha - 360 Kim Mã. Điện thoại: +84 7 716 611; Fax: +84 7 716 600.
Tp. Hồ Chí Minh: 21- 23 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1. Điện thoại: +84 8 235 588; Fax: +84 8 296 800
- Là một hãng hàng không có trụ sở tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hãng hoạt động trên các tuyến nội địa và quốc tế, đây là hãng hàng không lớn nhất về quy mô đội tàu bay châu Á và là hãng lớn nhất Trung Quốc về số lượng khách vận chuyển.
- Trung tâm hoạt động chính của hãng tại sân bay quốc tế Bạch Vân - Quảng Châu và sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, với các thành phố trọng điểm khác tại sân bay quốc tế Đào Tiên - Thẩm Dương, sân bay quốc tế Urumqi - Diwopu, sân bay quốc tế Bảo An - Thâm Quyến, sân bay quốc tế Thiên Hà - Vũ Hán, sân bay quốc tế Tân Trịnh - Trịnh Châu và sân bay quốc tế Chu Thủy -Tử Đại Liên
8.Emirates
- Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội : tầng 04, số 9 Đào Duy Anh, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại : +84 04 3.934.7240. Fax: +84 9 347 242.
- Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: Travel House - 170 và 172 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3. Điện thoại: +84 9 302 939. Fax: +84 8 219 619
- Là một hãng hàng không có trụ sở tại Dubai, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất. Hãng này phục vụ các chuyến bay vận chuyển hành khách theo lịch trình với gần 550 chuyến bay mỗi tuần, phục vụ 87 thành phố và 59 quốc gia tại châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông, châu Phi, Ấn Độ và châu Á Thái Bình Dương. Các hoạt động vận chuyển hàng hoá được thực hiện dưới tên Emirates SkyCargo. Đại bản doanh hãng đóng tại Sân bay quốc tế Dubai.
9.Eva Air
- Địa chỉ: Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: 32 Ngô Đức Kế, Quận 1. Điện thoại: +84 8 224 488. Fax:+84 8 223 567
- Là một hãng hàng không Đài Loan có trụ sở tại Sân bay quốc tế Đào Viên - Đài Loan gần Đài Bắc, Đài Loan, hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá đến các điểm tại châu Á, Australia, New Zealand, châu Âu, và Bắc Mỹ. Hãng này là một công ty con của Tập đoàn Evergreen Group.
10.Indochina Airlines
- Địa chỉ: Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh : Tầng 9 - tòa nhà C.T Plaza 60A Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình. Điện thoại : 1800 5858 40.
- Văn phòng Hà Nội: 63 Lý Thường Kiệt - P.Trần Hưng Đạo - Q.Hoàn Kiếm. Điện thoại :+84 43 - 9 411 411. Fax:+84 43 - 9 411 470.
- Văn phòng Đà Nẵng: 61 Nguyễn Văn Linh - Q.Hải Châu. Điện thoại : +84 5113 - 893 999. Fax: +84 5113 -584 669
- Đây là hãng hàng không tư nhân thứ hai của Việt Nam sau VietJetAir. Hãng khai thác chủ yếu trên các đường bay nội địa. Các đường bay của hãng này trong thời gian đầu là: Đà Nẵng, Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Nha Trang. Sau đó, hãng sẽ khai thác các đường bay quốc tế.

11.Japan Airlines
- Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 5, 63 Lý Thái Tổ. Điện thoại: +84 8 266 693. Fax:+84 8 266 698.
- Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: Khách sạn Sheraton - 88 Đồng Khởi, Quận 1. Điện thoại: +84 8 219 098. Fax: +84 8 219 097
- Là hãng hàng không lớn nhất ở châu Á. Đây là 1 trong 2 hãng hàng không châu Á bay đến Mỹ Latin. Hãng có tất cả 232 chiếc máy bay, bay đến 125 điểm và có đội tàu bay Boeing 747 nhiều nhất thế giới.
12.Jetstar Pacific Airlines
- Địa chỉ: Văn phòng: 112 Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: Toàn quốc: +84 1900 1550. Tp.HCM: +84 8 3 9550 550. Hà Nội: +84 4 3 9550 550. Đà Nẵng: +84 511 3 583583
- Jetstar Pacific là hãng hàng không lớn thứ hai ở Việt Nam, đồng thời là hãng hàng không giá rẻ duy nhất, được đổi tên từ Pacific Airlines. Có trụ sở tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Tp Hồ Chí Minh. Hãng điều hành các dịch vụ bay chở hành khách và hàng hoá tới các điểm đến trong nước và quốc tế.
13.Korean Air
- Địa chỉ: Văn phòng tại Hà Nội : tầng 02, tòa nhà VIT, 519 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : +84 04 3.934.7247. Fax : +84 04 9.347.299.
- Văn phòng tại Tp.HCM : Diamond Plaza, số 909 - 34 Lê Duẩn, Quận 1. Điện thoại : +84 08 242 878 / 8 242 879. Fax: +84 8 242 877
- Là hãng hàng không lớn nhất châu Á có trụ sở tại Hàn Quốc, hãng hoạt động trên các tuyến bay nối châu Âu, châu Phi, châu Á, Úc, Bắc Mỹ. Có tổng số 122 máy bay, phục vụ đến 107 điểm đến.
14.Lao Airlines
- Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: 40 Quang Trung. Điện thoại: +84 9 425 362. Fax: +84 9 425 363.
- Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: 93 Pasteur, Quận 1. Điện thoại: +84 8 226 990. Fax : +84 8 226 990 Lao Airlines là một hãng hàng không có trụ sở ở Viêng Chăn, Lào.
- Đây là hãng hàng không quốc gia của Lào với các tuyến bay Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Trụ sở chính của hãng này là Sân bay quốc tế Wattay, Vientiane.
15.Lauda Air
- Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: C/o T&T Ltd, 9 Vọng Đức. Điện thoại: +84 8 245 116. Fax: +84 8 245 167.
- Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: C/o T&T Ltd, 9 Đồng Khởi, Quận 1. Điện thoại: +84 8 299 363. Fax: +84 8 295 832
- Là hãng hàng không của Áo, trụ sở tại Wien. Hãng có căn cứ ở Sân bay quốc tế Wien và là thành viên của Star Alliance. Hãng có chuyến bay đường dài đầu tiên tới Sydney và Melbourne qua Bangkok. Hãng có khoảng 10 chiếc máy bay và bay tới 130 điểm trong 66 nước.
16.Lion Air
- Địa chỉ: Văn phòng: 16 Phùng Khắc Khoan, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: +84 8 230 958; Fax: +84 8 251 272 - Lion Air là một hãng hàng không tại Jakarta, Indonesia. Hãng có 35 điểm bay nội địa , và các chuyến bay thường xuyên đến Singapore và Malaysia. Tên đầy đủ của hãng PT Lion Mentari Airlines. Trụ sở chính đặt tại Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta , Jakarta .
17.Lufthansa
- Địa chỉ: Văn phòng: 132 - 134 Đồng Khởi, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh. Điện thoại: +84 8 298 529 / 8 298 549. Fax: +84 8 298 537
- Là hãng hàng không lớn nhất nước Đức và lớn thứ hai châu Âu sau hãng Air France-KLM, nhưng xếp trên British Airways. Lufthansa đặt hành dinh ở Cologne. Trung tâm hoạt động tại Sân bay quốc tế Frankfurt ở Frankfurt am Main với trung tâm thứ hai ở Sân bay quốc tế Munich. Hãng có tổng số 79 chiếc máy bay và bay đến 75 điểm.
18.Aeroflot
- Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: 360 Kim Mã. Điện thoại: +84 7 718 742 / 7 718 718. Fax: +84 7 718 522.
- Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: 4H Lê Lợi, Quận 1. Điện thoại: +84 8 293 489. Fax:+84 8 290 076
- Là công ty hàng không quốc gia Nga và là hãng vận chuyển lớn nhất nước Nga. Hãng có trụ sở tại Moskva và điều hành các tuyến bay chở khách nội địa và quốc tế tới gần 90 thành phố tại 47 quốc gia. Sân bay chính là Sân bay Quốc tế Sheremetyevo, Moskca.
-Hãng là một thành viên của Liên minh SkyTeam. Đây cũng từng là công ty hàng không quốc tế của Liên bang Xô viết và từng là hãng hàng không lớn nhất thế giới. Các trụ sở hãng gần Aerostar Hotel, trung tâm Moskva.
19.Philippine Airlines
-Địa chỉ: Văn phòng: 229 Đồng Khởi, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: +84 8 272 105. Fax: +84 8 272 107
- Đây là hãng hàng không thương mại đầu tiên của châu Á và là hãng hàng không có tuổi đời lâu nhất trong các hãng đang hoạt động. Hãng có trụ sở tại thành phố Makati của Philippines. Philippine Airlines thực hiện các chuyến bay nội địa và quốc tế. Đến tháng 12 năm 2006, hãng đã có 21 điểm đến nội địa và 32 thành phố khác trên thế giới. Trung tâm hoạt động của hãng nằm tại Sân bay quốc tế Ninoy Aquino ở tại thành phố Parañaque (của vùng đô thị Manila).
Với tất cả chuyến bay hành khách đi/đến Manila đều dùng Centennial Terminal 2. Hãng này được Skytrax đánh giá 3 sao.
20.Qantas
- Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, số 4 Phạm Ngũ Lão, Quận Hoàn Kiếm. Điện thoại: +84 9 333 026 / 9 333 028. Fax: +84 9 333 029. Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: Phòng 1601, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1. Điện thoại: +84 9 105 373. Fax: +84 9 105 376
- Qantas là tên của hãng hàng không quốc gia của Úc và là hãng hàng không lớn thứ 11 thế giới. "QANTAS" là viết tắt của Queensland and Northern Territory Aerial Services. Tổng hành dinh của công ty hiện được đặt tại Sydney, New South Wales, Úc.
21.Scandinavian Airlines System
- Địa chỉ: Văn phòng: Tầng trệt, tháp Hà Nội - 49 Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: +84 9 342 626. Fax: +84 9 342 627 - Hãng hàng không Scandinavia (SAS) là hãng hàng không đa quốc gia của các nước Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy. Hãng có trụ sở chính tại Frösunda (Solna, bắc Stockholm), sử dụng Phi trường Copenhagen và Phi trường Stockholm-Arlanda làm phi trường căn cứ.
22.Siem Reap Airways
- Địa chỉ: Văn phòng: 132 - 134 Đồng Khởi, Quận 1. Tp HCM. Điện thoại: +84 8 239 288 / 8 239 289. Fax: +84 8 239 287 - - - Là hãng hàng không có trụ sở ở Phnôm Pênh, Campuchia. Hãng có căn cứ chính tại Sân bay quốc tế Phnôm Pênh và căn cứ phụ tại Sân bay quốc tế Angkor. Hãng có các tuyến bay quốc nội và quốc tế trong khu vực.
23.Singapore Airlines
- Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Trung tâm quốc tế - 17 Ngô Quyền. Điện thoại: +84 8 268 888. Fax: +84 8 268 666.
- Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: Số 101, 29 Lê Duẩn, Quận 1. Điện thoại: +84 8 231 588. Fax: +84 8 231 554
- Là hãng hàng không quốc gia của Singapore. Singapore Airlines hoạt động chính tại Sân bay Quốc tế Changi Singapore và hiện diện ở các thị trường hàng không Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á, Châu Phi và cạnh tranh "tuyến đường canguru" giữa châu Âu và châu Đại Dương .Công ty này cũng cung cấp các chuyến bay xuyên Thái Bình Dương, bao gồm 2 trong số các các chuyến bay thẳng thương mại dài nhất thế giới từ Newark, New Jersey và Los Angeles, California.. Hãng cũng sở hữu hãng hàng không con là : SilkAir
24.Thai Airways
- Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: 44B Lý Thường Kiệt. Điện thoại: +84 8 266 893 / 8 266 826. Fax: +84 8 267 394.
- Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: 65 Nguyễn Du, Quận 1. Điện thoại: +84 8 223 365 / 8 292 809. Fax: +84 8 223 465
- Là hãng hàng không quốc gia của Thái Lan, hoạt động chính tại Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi Bangkok, và là một thành viên sáng lập của hệ thống Star Alliance. Hãng phục vụ cho 74 điểm đến và có 90 chiếc máy bay.
25.VietJet Air
- Địa chỉ: Trụ sở Chính: 125 Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội. Văn phòng Giao dịch: Tầng 4, Tòa nhà Flower Mansion, 14 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại: +84 4 3728 1828. Fax: +84 4 3728 1838
- Đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, có trụ sở chính tại Sân bay Quốc tế Nội Bài Hà Nội và chi nhánh tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vận tải hàng không hành khách, hàng hoá công cộng thường xuyên (theo lịch trình và không theo lịch trình), máy bay hàng không chung và các hoạt động hỗ trợ hàng không.
26.Vietnam Airlines
- Địa chỉ: Văn phòng : 200 Nguyễn Sơn, Quận Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: +84 4 38730314. Fax:+ 84 4 38273003 Tổng Công ty Hàng không Việt Nam là một hãng hàng không có uy tín trong khu vực châu Á mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương.
-Mạng đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng đến 19 tỉnh, thành phố trên cả nước và 42 điểm đến quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á.
by vodanhkk at 04-06-2013, 07:54 PM
1/ Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu
HỎI:Công ty chúng tôi đã xuất khẩu hàng hoá nhưng bị khách hàng nước ngoài trả lại. Số hàng hoá này sẽ được sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng thì sẽ phải khấu trừ thuế giá trị gia tăng số hàng hoá bị trả lại như thế nào?
TRẢ LỜI:
Điểm 1.2c Mục III Phần B Thông tư số32/2007/TT-BTC (9/4/2007) của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ như sau: “Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ là thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
giá trị gia tăng”.

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, hàng hoábán ra thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, hàng hoá bán ra không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Như vậy, công ty xuất khẩu hàng hoá,bị khách hàng nước ngoài trả lại, nếu hàng hoá bị trả lại được tiếp tục sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì công ty được kê khai để khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của số hàng hoá xuất khẩu bị trả lại theo hướng dẫn tại Điểm l Mục I Phần D Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính.
Công ty không được hoàn thuế giá trịgia tăng đầu vào của lô hàng xuất khẩu bị trả lại đối với trường hợp xuất khẩu hàng hoá theo hướng dẫn tại Điểm 1b Mục I Phần D Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007.
2/ Các trường hợp được phép bán hàng giữ trong kho ngoại quan vàonội địa
HỎI:Một doanh nghiệp Việt Nam gửi hàng trong kho ngoại quan, nay doanh nghiệp muốn bán một phần lô hàng cho khách hàng ở Việt Nam có được không? Cần làm những thủ tủc gì để nhập hàng từ kho ngoại quan vào nội địa?
TRẢ LỜI:
Điểm 5.2, phần VII, mục 2 Thông tưsố 112/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính có quy định về việc hàng hoá từ kho ngoại quan được đưa vào nội địa trong các trường hợp sau: hàng hoá nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam quy định tại điểm b, khoản 2, điều 26 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005; hàng hoá được đưa vào nội địa để gia công, tái chế; hàng hoá là máy móc thiết bị thuê của nước ngoài khi kết thúc hợp đồng đã tái xuất và gửi kho ngoại quan được đưa vào nội địa để thực hiện hợp đồng thuê tiếp theo; trường hợp có lý do chính đáng và được Cục trưởng Hải quan nơi có kho ngoại quan chấp nhận, hàng hoá đã xuất khẩu gửi kho ngoại quan được làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa. Thủ tục hải quan thực hiện như hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài.
Nếu hàng hóa giữ trong kho ngoạiquan của công ty thuộc các trường hợp trên thì được phép bán một phần vào nội địa theo đúng quy định. Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá đưa vào nội địa như thủ tục nhập hàng hoá từ nước ngoài theo đúng quy định của từng loại hình nhập khẩu tương ứng.
3/ Hàng “tạm xuất – tái nhập” được miễn thuế xuất, nhập khẩu
HỎI:Công ty tôi có dự án đầu tư ở nước ngoài, hiện cần mang máy móc thiết bị ra nước ngoài để thi công. Xin hỏi, công ty sẽ phải làm thủ tục hải quan cho các máy móc thiết bị này theo dạng “tạm xuất – tái nhập” có đúng không? Hàng “tạm xuất – tái nhập” thì có phải đóng thuế xuất nhập khẩu không?
TRẢ LỜI:
Căn cứ quy định tại điểm XIV, mục 2,phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan thì hàng hoá là máy móc thiết bị tạm xuất tái nhập phục vụ thi công công trình, dự án đầu tư thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
Loại hình tờ khai là loại hình “tạmxuất – tái nhập”. Khi kê khai chi tiết trên tờ khai, phần tên hàng hóa, công ty phải kê khai đầy đủ, chi tiết các thông số kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị. Đối với xe ô tô phải ghi đầy đủ số khung, số máy… để cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu khi tạm xuất cũng như khi tái nhập.Đối với hàng hóa “tạm xuất – tái nhập” để thi công công trình tại nước ngoài, theo quy định tại điểm 1.1, mục I, phần D Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Trong thời hạn tối đa không quá 90ngày sau khi kết thúc công việc tại nước ngoài theo quy định, công ty phải khai báo và làm thủ tục tái nhập các máy móc, thiết bị đó về Việt Nam.
4/ Nhập hàng đã xuất đến cảng trung chuyển về như thế nào?
HỎI:Công ty chúng tôi đang có 01 lô hàng xuất khẩu đến Serbia qua cảng trung chuyển Singapore, khách hàng từ chối nhận hàng do lỗi in ấn bao bì, vì thế chúng tôi phải nhập khẩu hàng về Việt Nam khi hàng đến cảng trung chuyển:

-Hàng hóa nhập khẩu (Theo hình thức tái nhập) từ cảng trung chuyển Singapore về Việt Nam, sau đó tái xuất được miễn thuế nhập khẩu (Tái nhập) 26% phải không. Thuế VAT 5% được hoàn lại sau khi thanh lý tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Tái nhập) phải không ?

-Thủ tục Hải quan: Bộ tờ khai hàng hóa nhập khẩu (tái nhập) bao gồm những chứng từ gì ? Cần chuẩn bị những chứng từ gì trước khi hàng hóa nhập khẩu đến cảng TP.HCM, Việt Nam ?
TRẢ LỜI:
1. Căn cứ Điểm 1.2c Mục III Phần BThông tư số 32/2007/TT-BTC (9/4/2007) của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ như sau: “Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ là thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng”.Căn cứ hướng dẫn nêu trên, hàng hoá bán ra thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, hàng hoá bán ra không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Như vậy, công ty xuất khẩu hàng hoá,bị khách hàng nước ngoài trả lại, nếu hàng hoá bị trả lại được tiếp tục sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì công ty được kê khai để khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của số hàng hoá xuất khẩu bị trả lại theo hướng dẫn tại Điểm l Mục I Phần D Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính. Công ty không được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của lô hàng xuất khẩu bị trả lại đối với trường hợp xuất khẩu hàng hoá theo hướng dẫn tại Điểm 1b Mục I Phần D Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007.
2. Căn cứ Điểm 7.1, 7.2 Mục I Phần EThông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn thi hành Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phảinhập khẩu trở lại Việt Nam được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu. Điều kiện để được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu:
- Hàng hoá được thực nhập trở lạiViệt Nam trong thời hạn tối đa 365 ngày kể từ ngày thực tế xuất khẩu;
- Hàng hóa chưa qua quá trình sảnxuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài;
- Hàng hoá nhập khẩu trở lại ViệtNam phải làm thủ tục hải quan tại nơi đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đó.
Hồ sơ xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộpvà không phải nộp thuế nhập khẩu, gồm:
- Công văn yêu cầu xét hoàn thuếxuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu, trong đó nêu rõ lý do phải nhập khẩu trở lại Việt Nam và cam đoan hàng hoá chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài;
- Thông báo của khách hàng nướcngoài hoặc thỏa thuận với khách hàng nước ngoài về việc nhận lại hàng hoá, có nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại… hàng hoá trả lại;
- Tờ khai hải quan hàng hoá xuấtkhẩu đã làm thủ tục hải quan và bộ chứng từ của lô hàng xuất khẩu;
- Chứng từ nộp thuế xuất khẩu;
- Tờ khai hàng hoá nhập khẩu trởlại, có ghi rõ số hàng hoá này trước đây đã được xuất khẩu theo bộ hồ sơ xuất khẩu nào và kết quả kiểm hoá cụ thể của cơ quan hải quan, xác nhận là hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam là hàng hoá đã xuất khẩu trước đây của doanh nghiệp. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu trước đây đã được áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá do phải căn cứ vào kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức giám định theo qui định của Luật hải quan thì cơ quan hải quan đối chiếu
kết quả kiểm hoá hàng hoá thực nhập khẩu trở lại với hồ sơ lô hàng xuất khẩu để xác nhận hàng hoá nhập khẩu trở lại có đúng là lô hàng đã xuất khẩu hay không;

- Chứng từ thanh toán hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu (trừ trường hợp chưa thanh toán);
- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhậpkhẩu (nếu là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác).
5/ Cung ứng dịch vụ cho vận tải quốc tế
Hỏi:Cơ sở bán trực tiếp nước uống tinh lọc cho các chủ phương tiện hoạt động vận tải quốc tế để sử dụng cho hoạt động vận tải quốc tế thì doanh thu từ hoạt động cung cấp nước uống này có phải chịu thuế giá trị gia tăng? Thuế suất ra sao?
Trả lời:
Tại Điểm 1.23.d2 Mục II Phần A Thôngtư số 32/2007/TT-BTC (9/4/2007) của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng hướng dẫn: “Hàng hóa, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế là hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh tại Việt Nam bán trực tiếp cho các chủ phương tiện hoạt động vận tải quốc tế để sử dụng cho hoạt động vận tải quốc tế hoặc sử dụng trực tiếp cho phương tiện vận tải đó bao gồm: Hàng hóa, dịch vụ cung ứng để sử dụng cho hoạt động vận tải quốc tế như suất ăn, nước uống; khăn, giấy vệ sinh;…”.
Căn cứ hướng dẫn trên, nước uống docơ sở kinh doanh tại Việt Nam bán trực tiếp cho các chủ phương tiện hoạt động vận tải quốc tế để sử dụng cho hoạt động vận tải quốc tế thì doanh thu từ hoạt động cung cấp nước uống này không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
6/ Quy định cách ghi trên vận đơn đường biển (B/L)
HỎI:Công ty chúng tôi có mở tờ khai xuất khẩu với tên người nhập khẩu là một công ty thương mại Trung Quốc, khách hàng của chúng tôi có ký hợp đồng với khách hàng thứ ba là Hà Lan và yêu cầu trên hóa đơn vận tải biển (Bill of Lading) mục “Consignee” phải thể hiện tên của khách hàng thứ ba này. Đây là hình thức mua bán hàng tay ba theo thông lệ quốc tế chấp nhận trong việc mua bán ngoại thương. Từ trước đến nay công ty chúng tôi vẫn làm thủ tục xuất khẩu và thực hiện theo thông lệ quốc tế thể hiện trên hóa đơn vận tải biển giống như đã nêu ở trên, nhưng nay phía Hải quan nói công ty chúng tôi khai báo mục “consignee” trên hóa đơn vận tải biển như vậy là sai quy định mà phải khai là Trung Quốc – khách hàng ký hợp đồng trực tiếp với công ty chúng tôi, không được thể hiện tên của người thứ ba trên mục này và đề nghị điều chỉnh lại cho đúng quy định, không chấp nhận ký xác nhận thực xuất.

Nhưvậy theo thông lệ quốc tế, trường hợp mua bán hàng hóa theo phương thức thanh toán L/C, nếu công ty chúng tôi thể hiện “To order” hoặc “To order of the bank …” trên mục “consignee” như vậy cũng bị trái quy định phải không?

Xinhỏi có quy định nào nói về cách ghi “consignee trên B/L hay không? Hải quan có quyền đòi hỏi cách ghi trên B/L hay không?
TRẢ LỜI:
Các nhà xuất khẩu, nhập khẩu củaViệt Nam phải tuân theo các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền qui định. Dĩ nhiên, bên cạnh đó, họ còn phải thực hiện theo các thông lệ quốc tế. Tổng cục hải quan đã có Bản hướng dẫn sử dụng tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 1257/2001/QĐ-TCHQ ngày 04/12/2001.
Vận đơn đường biển (Bill of Lading)là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu hoặc sau khi nhận hàng để xếp. Vận đơn đường biển là một chứng từ quan trọng trong giao nhận vận chuyển,
bảo hiểm, thanh toán và khiếu nại (nếu có).

Giá trị pháp lý của vận đơn: Theothông lệ Hàng hải Quốc tế (công ước Brussels 1924, điều 1 khoản b) và Bộ luật Hàng hải Việt nam (điều 81 khoản 3) thì vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở.
Qui tắc quốc tế điều chỉnh vận đơnđường biển: Hiện nay có 2 nguồn luật quốc tế chính về vận tải biển, đó là:
- Công ước quốc tế để thống nhất mộtsố thể lệ về vận đơn đường biển, gọi tắt là Công ước Brussels 1924 và hai Nghị định thử sửa đổi Công ước Brussels 1924 là :
+ Nghị định thư sửa đổi Công ướcBrussels 1924 gọi tắt là nghị định thư 1968. (Visby Rules – 1968)
+ Nghị định thư năm 1978
- Công ước của Liên hợp quốc về vậnchuyển hàng hoá bằng đường biển, gọi tắt là Công ước Hamburg 1978
Mỗi hãng tàu có quyền dựa vào 2nguồn luật nêu trên để có mẫu riêng cho B/L của mình. Do đó, theo tôi nghĩ, Hải quan không có quyền đòi hỏi cách ghi trên B/L.
7/ Thư báo có của ngân hàng
HỎI:Công ty chúng tôi ký hợp đồng xuất khẩu cho khách hàng. Trường hợp công ty chỉ nhận được e-mail của ngân hàng báo có khoản tiền bổ sung trong tài khoản (tương đương với số tiền khách hàng thanh toán cho công ty chúng tôi) thì có được coi là chứng từ hợp lệ không? Nếu không thì chúng tôi phải làm thế nào?
TRẢ LỜI:
Căn cứ điểm 1 và điểm 7 Công văn số8282 TC/TCT ngày 22/8/2003 của Bộ Tài chính về việc chứng từ thanh toán đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu quy định: việc thực hiện thanh toán tiền bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng giữa các cơ sở kinh doanh Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài là việc chuyển tiền từ ngân hàng của bên nhập khẩu sang ngân hàng của bên xuất khẩu để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho bên xuất khẩu theo các hình thức thanh toán phù hợp với hợp đồng và quy định của ngân hàng. Chứng từ thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là giấy báo có của ngân hàng bên xuất khẩu. Do đó, nếu ngân hàng nơi công ty đăng ký tài khoản chỉ gởi e-mail thông báo cho công ty mà không có bất cứ chứng từ nào thể hiện là công ty đã nhận được số tiền tương ứng trong tài khoản là không hợp lệ. Công ty phải yêu cầu ngân hàng cung cấp cho công ty giấy báo có đối với số tiền mà công ty nhận được trong tài khoản để phục vụ cho việc thanh khoản.
Tại điểm 1 Công văn số4326/TCHQ-GSQL ngày 18/10/2005 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn: chứng từ thanh toán của ngân hàng phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu gửi cho doanh nghiệp phải có chữ ký, con dấu nơi phát hành và thể hiện được các nội dung chính như: tên người thanh toán; tên người thụ hưởng; số tiền thanh toán và phải phù hợp với thoả thuận ghi trong hợp đồng mua bán hoặc phụ lục hợp đồng.
Trường hợp chứng từ thanh toán khôngcó dấu và chữ ký của ngân hàng phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu, thì doanh nghiệp phải đề nghị ngân hàng đó xác nhận về giao dịch thanh toán liên quan tới yêu cầu hoàn thuế, bao gồm các yếu tố: tên người thanh toán, tên người thụ hưởng, số tiền thanh toán, số hợp đồng xuất khẩu, kèm dấu và chữ ký của ngân hàng phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu. Việc xác nhận có thể thực hiện bằng cách ngân hàng đó ký tên và đóng dấu trên chứng từ thanh toán của mỗi giao dịch thanh toán, hoặc ngân
hàng đó ký tên và đóng dấu trên bảng liệt kê các chứng từ thanh toán giao dịch nếu có nhiều giao dịch thanh toán liên quan tới một hợp đồng yêu cầu hoàn thuế.

8/ Xác định trị giá hải quan
HỎI:Khi xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sử dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ thì “Mức giá bán ra tính trên số lượng bán ra lớn nhất” là như thế nào?
TRẢ LỜI:
Theo hướng dẫn tại Nghị định số40/2007/NĐ-CP (16/3/2007) của Chính phủ qui định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì “Mức giá bán ra tính trên số lượng bán ra lớn nhất” sử dụng trong phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ là mức giá mà hàng hoá đã được bán với số lượng tổng cộng lớn nhất trong các giao dịch bán hàng hoá cho những người mua không có quan hệ đặc biệt với người bán hàng hoá, ở cấp độ thương mại đầu tiên ngay sau khi nhập khẩu
9/ Từ chối cấp C/O
HỎI:Theo qui định hiện hành, tổ chức cấp C/O có quyền từ chối cấp C/O cho người đề nghị cấp C/O trong những trường hợp nào?
TRẢ LỜI:
Thông tư số 07/2006/TT-BTM(17/4/2006) của Bộ Thương mại hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP (20/2/2006) quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa thì tổ chức cấp C/O có quyền từ chối cấp C/O trong các trường hợp sau:
Người đề nghị cấp C/O chưa thực hiệnviệc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định tại Khoản 1, Mục II của Thông tư này.
Bộ hồ sơ xin cấp C/O không chínhxác, không đầy đủ như quy định tại Khoản 2, Mục II của Thông tư này.
Người đề nghị cấp C/O chưa nộp chứngtừ nợ theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Mục II của Thông tư này.
Bộ hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung.
Xuất trình bộ hồ sơ cấp C/O khôngđúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân;
Mẫu C/O khai bằng chữ viết tay, bịtẩy xóa nhiều, mờ không đọc được hoặc được in bằng nhiều màu mực.
Có căn cứ hợp pháp chứng minh sảnphẩm không có xuất xứ Việt Nam hoặc người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm;
Khi từ chối cấp C/O, tổ chức cấp C/Ophải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người đề nghị cấp C/O biết trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày từ chối.
10/ Xác nhận thực xuất
HỎI:Công ty tôi làm thủ tục xuất hàng tại hải quan Đồng Nai. Xin hỏi trong thời hạn bao lâu thì công ty phải làm thủ tục xác nhận thực xuất? Hồ sơ gồm những giấy tờ gì? Công ty sử dụng hóa đơn tự in có được chấp nhận không?
TRẢ LỜI:
Chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày đăngký tờ khai và ngày hàng hóa xếp lên tàu, doanh nghiệp phải cung cấp hồ sơ chứng từ để cơ quan hải quan Đồng Nai xác nhận thực xuất. Hồ sơ xin xác nhận thực xuất gồm: tờ khai hải quan xuất khẩu bản lưu người khai hải quan; bản sao vận tải đơn bản chính; Hóa đơn thương mại – Invoice (có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp; đã ghi số tờ khai, loại hình, ngày đăng ký); phiếu tiếp nhận tờ khai xin xác nhận thực xuất – 02 bản (theo mẫu). (Công văn số
1341/HQĐN-NV ngày 17/9/2007).

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóađơn tự in theo mẫu đã đăng ký với Cục thuế thì phải xuất trình công văn của Cục thuế cho phép sử dụng hóa đơn tự in.
11/ Xin cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ
HỎIBig Grino hàng đã được xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu để tái chế rồi chuyển sang nước nhập khẩu khác nên doanh nghiệp xuất khẩu có thể xin được cấp lại C/O hay không?
TRẢ LỜI:
Theo Thông tư số 07/2006/TT-BTM(17/4/2006) của Bộ Thương mại hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP (20/2/2006) quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hóa thì trong trường hợp hàng phải tái nhập khẩu để tái chế, chuyển sang nước nhập khẩu khác, người đề nghị cấp C/O phải có đơn đề nghị gửi Tổ chức cấp C/O, nêu rõ lý do cấp lại kèm theo bản gốc và các bản sao C/O cũ (nếu có).
Trong trường hợp tại thời điểm đềnghị cấp, C/O cũ chưa được thu hồi, C/O đề nghị cấp lại sẽ lấy số, ngày cấp mới và được đánh máy rõ vào ô phù hợp trên Mẫu C/O nội dung: THIS C/O REPLACES THE C/O No. (số C/O cũ) DATED (ngày phát hành C/O cũ).
12/ Xử lý sai phạm về khai báo xuất xứ
HỎI: Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện xuất xứ hàng hoá khác với xuất xứ do doanh nghiệp khai báo thì bị xử lý như thế nào?
TRẢ LỜI:
Đối tượng nộp thuế tự khai và tựchịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hoá. Khi cơ quan hải quan phát hiện xuất xứ hàng hoá khác với xuất xứ hàng hoá theo khai báo của doanh nghiệp thì cơ quan hải quan sẽ thực hiện việc truy thu thuế và xử phạt theo quy định. Việc thu, xử phạt được thực hiện theo hướng dẫn tại phần G, phần K Thông tư 113/2005/TT- BTC.
Trường hợp cơ quan hải quan pháthiện xuất xứ hàng hoá thực nhập khẩu khác với xuất xứ hàng hoá do doanh nghiệp khai báo nhưng vẫn thuộc danh sách các nước đã có thoả thuận đối xử tối huệ quốc thì cho doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi nhưng phải xác định lại trị giá tính thuế và phải xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
13/ Nợ thuế có được giải phóng hàng?
HỎIBig Grino công ty vừa thanh toán xong tiền thuế nợ nên chưa đủ tiền để nộp tiền thuế phát sinh. Trường hợp này có được xem xét giải phóng hàng không?
TRẢ LỜI:
Trường hợp người nộp thuế đang có nợquá hạn nhưng chưa thuộc diện cưỡng chế, quy định tại điều 42 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP, thì được làm thủ tục hải quan cho các lô hàng phát sinh.
Nếu lô hàng mới phát sinh thuộc diệnphải nộp thuế trước khi giải phóng hàng thì cơ quan hải quan không được thông quan, giải phóng hàng cho đến khi người nộp thuế nộp hết số tiền thuế nợ, tiền phát sinh theo trình tự nêu trên.
Trường hợp người nộp thuế có chứngtừ bảo lãnh về số thuế phát sinh thì cơ quan hải quan cho phép đối tượng nộp thuế được thông quan hàng hóa.
Trường hợp người nợ thuế đang có nợthuế quá hạn, nợ phạt chậm nộp không qua ân hạn thuế, nếu có bảo lãnh về số thuế phát sinh thì cơ quan hải quan cho phép đối tượng nộp thuế được làm thủ tục hải quan nhưng chỉ thông quan khi người nộp thuế thực hiện thanh toán xong tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu quá hạn hoặc có
bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tính dụng bảo lãnh tòan bộ số nợ trên, thời hạn bảo lãnh số nợ này không quá thời hạn bảo lãnh lô hàng mới phát sinh theo quy định.

14/ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
Hỏi:Chúng tôi xuất khẩu hàng hoá cho 1 công ty Hàn Quốc, công ty này đã thanh toán tiền hàng theo phương thức T/T, chứng từ thanh toán là giấy báo có của công ty Hàn Quốc trả 60% tiền hàng bằng ngoại tệ (USD) qua ngân hàng giao dịch của công ty tại Hàn Quốc và 40% thanh toán từ tài khoản cá nhân tại Việt Nam. Như vậy, hình thức thanh toán này đã phù hợp với qui định thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa xuất khẩu không?
Trả lời: Căn cứ hướng dẫn tại Điểm1.2.d Mục III Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC (12/12/2003) hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP (10/12/2003) của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng qui định một trong các điều kiện hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ/hoàn thuế giá trị gia tăng: “Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ ngân hàng của bên nhập khẩu sang ngân hàng của bên xuất khẩu để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ cho bên xuất khẩu theo các hình thức thanh toán phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng và qui định của ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu”.
Căn cứ hướng dẫn tại Công văn số14752/BTC-TCT (23/11/2006) của Bộ Tài chính hướng dẫn về xử lý vướng mắc về chứng từ thanh toán qua ngân hàng từ tài khoản vãng lai: Trường hợp bạn hỏi thì doanh nghiệp được khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với 60% giá trị thanh toán ghi trên giấy báo Có của ngân hàng và không được khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với 40% giá trị thanh toán từ tài khoản vãng lai của cá nhân.
15/ Xuất khẩu sản phẩm gỗ có nguồn gốc nhập khẩu
Hỏi:Sản phẩm gỗ nhập khẩu sau đó được xuất khẩu, nếu mặt hàng thuộc diện có thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu doanh nghiệp có phải nộp thuế hay không? Trường hợp này thủ tục hồ sơ như thế nào?
Trả lời:
Bộ Tài chính đã có hướng dẫn thốngnhất thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu như sau: Sản phẩm gỗ nhập khẩu sau đó xuất khẩu (bao gồm nhập khẩu tái xuất khẩu, và sản phẩm gỗ sản xuất từ gỗ nhập khẩu) không phải nộp thuế xuất khẩu khi xuất khẩu, nếu mặt hàng có thuế xuất khẩu.
Về hồ sơ thủ tục:
Đối với hàng hóa nhập khẩu tái xuấtkhẩu (hàng xuất khẩu đúng là hàng nhập khẩu chưa qua chế biến, sản xuất tại Việt Nam); thực hiện như hàng hóa kinh doanh tạm nhập- tái xuất, ngoài ra phải có thêm giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ nhập khẩu (giấy xác nhận của kiểm lâm về nguồn gốc gỗ nhập khẩu).
Đối với hàng hóa sản xuất từ gỗ nhậpkhẩu thực hiện như hàng hóa nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp phải đăng ký sản xuất hàng xuất khẩu ngay từ khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ nguyên liệu, ngoài ra phải có thêm giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ nhập khẩu (giấy xác nhận của kiểm lâm về nguồn gốc gỗ nhập khẩu).
16/ Xuất nhập khẩu tại chỗ
Hỏi:Công ty nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong thị trường nội địa thì có thể làm thủ tục hải quan tại chỗ không? Công ty có được phép chọn chi cục hải quan thuận tiện nhất cho mình khi nhập khẩu hàng hóa tại chỗ không?
Trả lời: Hàng hoá được làm thủ tụcxuất nhập khẩu tại chỗ phải đáp ứng điều kiện qui định tại điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐ- CP của Chính phủ quy định; điểm II, mục 2, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC và điểm 2, phần I Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ ban hành kèm theo Quyết định số 928/QĐ-TCHQ ngày 25/5/2006.
Theo hướng dẫn tại điểm 5, phần IQuy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ ban hành kèm theo Quyết định số 928/QĐ-TCHQ nói trên thì thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được thực hiện tại một chi cục hải quan thuận tiện nhất do doanh nghiệp lựa chọn, trừ các trường hợp sau:
- Sản phẩm gia công nhập khẩu tạichỗ để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa thì thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại chi cục hải quan quản lý hợp đồng gia công có sản phẩm nhập khẩu tại chỗ.
- Sản phẩm (trừ sản phẩm gia công)nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại chi cục hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
- Sản phẩm gia công nhập khẩu tạichỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, nếu hợp đồng gia công và hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu do cùng một chi cục hải quan quản lý thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại chi cục hải quan này, trường hợp 2 hợp đồng do 2 chi cục hải quan quản lý thì thủ tục xuất khẩu tại chỗ thực hiện tại chi cục hải quan quản lý hợp đồng gia công, thủ tục nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại chi cục hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
17/ Không phải khai báo tờ khai trị giá
Hỏi: Đề nghị cho biết cụ thể cáctrường hợp không phải khai báo tờ khai trị giá khi làm thủ tục hải quan? Khi tiến hành tham vấn, cơ quan hải quan có quyền yêu cầu công ty xuất trình các giấy tờ như bản chào giá, bảo hiểm hàng hoá,… không?
Trả lời:
Các trường hợp không phải khai tờkhai trị giá gồm: hàng hoá nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất; hàng hoá nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu; hàng hoá nhập khẩu có mức thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% (phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc không nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt), được nhập khẩu theo điều kiện CIF, C&F, DAF. Giá ghi trên hoá đơn đã phản ánh toàn bộ tổng số tiền người mua phải trả, đồng thời giữa người mua người bán không có mối quan hệ đặc biệt ảnh hưởng đến trị giá; hàng tạm nhập – tái xuất; hàng thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế; hàng xuất khẩu; hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới; hàng hoá nhập khẩu không có hợp đồng mua bán có giá tính thuế là trị giá khai báo như hướng dẫn tại điểm 4 Công văn 4028/BTC-TCHQ ngày 28/3/2006 của Bộ Tài chính.
Điểm b khoản 2 điều 14 và khoản 2điều 15 Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã quy định rõ: cơ quan hải quan có quyền yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin xác thực và các tài liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ làm căn cứ xác định trị giá tính thuế và người khai hải quan có nghĩa vụ phải thực hiện.
18/ Chứng từ hàng hoá bán không qua cảng Việt Nam
Hỏi:Chúng tôi mua hàng của một doanh nghiệp ở nước ngoài và giao thẳng cho khách hàng ở nước thứ ba mà không qua cảng Việt Nam. Xin hỏi, hoá đơn chứng từ để hạch toán kế toán cần những gì?
Trả lời:
Trường hợp công ty mua hàng hoá củamột doanh nghiệp ở nước ngoài, nhưng không nhập khẩu vào Việt Nam mà bán thẳng cho khách hàng ở nước thứ ba, như vậy hàng hoá nói trên không được sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng tại Việt Nam nên không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Khi giao hàng cho bên mua thứ ba, công ty phải lập hoá đơn để làm cơ sở kê khai doanh thu, dòng thuế giá trị gia tăng không ghi.
Để được hạch toán giá vốn hàng báncho doanh nghiệp thứ ba vào chi phí hợp lý thì ngoài chứng từ thanh toán tiền, công ty còn phải kèm theo bản gốc hoá đơn, chứng từ mua hàng do doanh nghiệp thứ nhất bán hàng cung cấp cho công ty, đồng thời phải được dịch sang tiếng Việt theo quy định của Luật kế toán.
19/ Số lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế thấp hơn số lượng trên tờkhai
HỎI:Công ty tôi đã nộp thuế giá trị gia tăng lô hàng nhập khẩu, sau đó mới phát hiện số lượng hàng hoá thực tế nhà sản xuất gửi thấp hơn số lượng kê khai trên tờ khai hải quan. Như vậy, công ty có được xét hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đã nộp thừa không, cơ quan nào thụ lý hồ sơ giải quyết?
TRẢ LỜI:
Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nộpthừa thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu (do có quyết định giảm giá trị gia tăng khâu nhập khẩu của cơ quan hải quan; hoặc số lượng hàng hóa thực nhập thấp hơn số lượng kê khai trên tờ khai hải quan, hoặc tái xuất khẩu trả lại cho nước ngoài do không đúng quy cách,
chất lượng…) thì số thuế giá trị gia tăng đã nộp ở khâu nhập khẩu được coi là số thuế giá trị gia tăng đầu vào
của doanh nghiệp và sẽ được kê khai khấu trừ hoặc hoàn lại khi xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp
trong kỳ của doanh nghiệp tại cục thuế địa phương.

20/ Phát sinh chi phí vận chuyển ởnước ngoài có được tính vào chi phí hợp lý?
HỎI: Chúng tôi xuất hàng đi tiêu thụở nước ngoài và phát sinh khoản chi vận chuyển hàng hoá (một dạng phiếu thu ghi bằng tiếng nước ngoài) thì có được hạch toán chi phí hợp lý không?
TRẢ LỜI:
Theo quy định của Luật Thuế thu nhậpdoanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ được hạch toán vào chi phí hợp lý đối với các khoản chi có hoá đơn, chứng từ theo quy định.Do đó, trường hợp công ty có phát sinh chi phí vận chuyển hàng hoá tiêu thụ ở nước ngoài theo thoả thuận ghi trong hợp đồng, theo quy định nêu trên thì công ty chỉ được hạch toán vào chi phí hợp lý trong trường hợp có hoá đơn, chứng từ. Nếu chứng từ vận chuyển ghi tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.
Trường hợp chi phí vận chuyển khôngcó hoá đơn, chứng từ thì công ty không được hạch toán vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
21/ Chứng nhận hàng hoá đạt tiêu chuẩn
HỎI:Công ty nhập khẩu lô hàng thuộc diện phải kiểm tra chất lượng và đã có giấy chứng nhận đạt tiêuchuẩn. Vậy có thể dùng giấy chứng nhận này cho lô hàng tiếp theo (cùng mặt hàng này) không?
TRẢ LỜI:
Khoản 1, điều 12 Nghị định154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ có quy định, một trong những giấy tờ làm căn cứ để cơ quan hải quan thông quan hàng hoá là giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền cấp đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.
Về nguyên tắc, giấy chứng nhận hànghóa đạt tiêu chuẩn chỉ có giá trị đối với lô hàng được yêu cầu kiểm tra chất lượng. Do vậy, trường hợp hàng hóa công ty nhập khẩu lần sau có cùng model, cùng nhà sản xuất của lô hàng nhập khẩu trước đây, nếu thuộc diện phải kiểm tra chất lượng theo Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ, thì theo quy định công ty vẫn phải thực hiện việc đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan quản lý chuyên ngành và tuỳ theo từng trường hợp sẽ được miễn kiểm tra tại cơ quan quản lý chuyên ngành.
22/ Cấp chứng nhận xuất xứ điện tử
HỎI:Chúng tôi quan tâm đến việc thực hiện cấp giấy chứng nhận xuất xứ điện tử đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu. Xin hỏi, để được áp dụng cấp chứng nhận điện tử, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể gì?
TRẢ LỜI:
Theo Chương II Quy chế cấp chứngnhận xuất xứ điện tử ban hành kèm theo Quyết định số 018/2007/QĐ-BTM (30/7/2007) của Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử qui định, để được cấp chứng nhận xuất xứ điện tử, thương nhân hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
Về điều kiện pháp lý: thương nhânchưa từng vi phạm các quy định về cấp Chứng nhận xuất xứ quy định tại Nghị định số 19/2006/NĐ-CP (20/02/2006) của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá.
Về điều kiện năng lực: thương nhânphải đạt được một trong các điều kiện sau: Là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Thương mại xét chọn; Là doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, giày dép, có kim ngạch xuất khẩu bình quân trong 3 năm gần đây đạt trên 30 triệu USD/năm; Là thành viên vàng hoặc thành viên bạc của ECVN; Được các hiệp hội ngành hàng giới thiệu và bảo lãnh.
Về điều kiện về kỹ thuật: thươngnhân phải đảm bảo: có cán bộ vận hành các thiết bị công nghệ thông tin; có máy vi tính nối mạng Internet; có máy in laser hoặc máy in phun; có hệ thống an ninh, bảo mật tích hợp được với Hệ thống MOT-CA của Bộ Thương mại.
23/ Uỷ quyền khai hải quan
HỎI:Theo qui định hiện hành thì giám đốc doanh nghiệp có thể được uỷ quyền cho nhân viên của mình ký hợp đồng ngoại thương, khai báo và ký tên trên tờ khai hải quan hay không?
TRẢ LỜI:
Nghị định số 58/2001/NĐ-CP(24/8/2001) của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu và Điểm 2.2 Mục III Phần C Thông tư liên tịch số 07/2002/TT-LT (6/5/2002) của liên bộ Công an – Ban tổ chức cán bộ Chính phủ qui định: “Con dấu chỉ được đóng lên các văn bản, giấy tờ sau khi các văn bản, giấy tờ đó đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền gồm: cấp trưởng, cấp phó hoặc cấp dưới trực tiếp được uỷ quyền của cơ quan, tổ chức đó; không được đóng dấu vào văn bản, giấy tờ không có nội dung, đóng dấu trước chữ ký”.
Khoản 1, Khoản 3 Điều 10 Nghị địnhsố 110/2004/NĐ-CP (8/4/2004) của Chính phủ về công tác văn thư qui định “ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả các văn bản của cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT) các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách” và “trong các trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho một cán bộ phụ trách dưới quyền mình một cấp ký thừa uỷ quyền (TUQ) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa uỷ quyền phải được qui định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền cho người khác ký”.
Như vậy, cơ quan hải quan chỉ chấpnhận đối với các trường hợp uỷ quyền đúng với qui định nêu trên. Khi thực hiện quan hệ giao dịch với cơ quan hải quan, người uỷ quyền phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan biết về thời hạn, phạm vi uỷ quyền hoặc khi có thay đổi về thời hạn, phạm vi được uỷ quyền.
24/ Đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu
HỎI:Trường hợp thương nhân nước ngoài thuộc nước là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới không hiện diện tại Việt Nam, nếu đáp ứng các điều kiện theo qui định thì cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì để được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu?
TRẢ LỜI:
Điều 8 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP(31/5/2007) của Chính phủ qui định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam qui định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm:
Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhậnđăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo mẫu của Bộ Thương mại; Bản giải trình và hồ sơ chứng minh việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này; Bản sao giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thương nhân nước ngoài là cá nhân; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương và bản sao giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật; báo cáo tài chính và hoạt động của năm trước đó đối với thương nhân nước ngoài là tổ chức kinh tế; Văn bản xác nhận vốn kinh doanh, số tài khoản tại ngân hàng nơi thương nhân nước ngoài mở tài khoản ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà thương nhân nước ngoài đăng ký kinh doanh.
Các văn bản trên phải được lập bằngcả tiếng Anh và tiếng Việt và phải được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam chứng nhận và thực hiện hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
25/ Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhậpkhẩu
HỎI:Công ty chúng tôi mua hàng giá C& F, vậy khi lên tờ khai để nhận hàng, chúng tôi phải tính cộng thêm “giá I” (bảo hiểm) là bao nhiêu để chuyển thành giá CIF?
TRẢ LỜI:
Theo hướng dẫn của Cục Hải quanTp.HCM: căn cứ Điểm 2.8 Mục VII Phụ lục I Thông tư 113/2005/TT-BTC (15/12/2005) của Bộ Tài chính, thì chi phí bảo hiểm hàng hóa đến địa điểm nhập khẩu như sau: trường hợp người nhập khẩu không mua bảo hiểm cho hàng hóa thì không phải cộng thêm chi phí này vào trị giá tính thuế; phí bảo hiểm mua cho cả lô hàng gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau, nhưng chưa được ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa thì phân bổ theo trị giá của từng loại hàng hóa.
Chi phí bảo hiểm hàng hóa được khaibáo tại ô số 17 của tờ khai trị giá. Nếu chi phí này đã gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp tại Việt Nam thì không phải cộng khoản thuế này vào trị giá tính thuế
26/ Chi phí vận chuyển
HỎIBig Grinoanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài theo giá FOB. Phí vận chuyển đường biển được thanh toán cho đại lý của họ ở Việt Nam. Xin hỏi, khi tính thuế nhập khẩu, cơ quan hải quan có cộng phần chi phí vận chuyển này vào giá trị hàng trên hợp đồng nhập khẩu không?
TRẢ LỜI:
Điểm 2.7, mục VII Phụ lục 1 – Trịgiá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, ban hành kèm theo Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính quy định: “Chi phí vận chuyển và mọi chi phí khác có liên quan trực tiếp đến vận chuyển hàng nhập khẩu đến địa điểm nhập khẩu, như: chi phí bốc, dỡ, xếp và chuyển hàng, phụ phí tàu già, chi phí thuê các loại container, thùng chứa, giá đỡ được sử dụng như một phương tiện để đóng gói phục vụ chuyên chở hàng hoá, và sử dụng nhiều lần. Trị giá của khoản điều chỉnh này được xác định trên cơ sở hợp đồng vận chuyển hoặc các chứng từ, tài liệu liên quan đến vận chuyển hàng hoá”.
Căn cứ quy định nêu trên thì chi phívận chuyển và mọi chi phí khác có liên quan trực tiếp đến vận chuyển hàng nhập khẩu đến địa điểm nhập khẩu là yếu tố điều chỉnh cộng. Như vậy, đối với trường hợp ký hợp đồng theo giá FOB thì khi xác định trị giá tính thuế, phải cộng chi phí vận chuyển và mọi chi phí khác có liên quan trực tiếp đến vận chuyển hàng nhập khẩu đến địa điểm nhập khẩu vào giá ghi trên hợp đồng.


xuatnhapkhauvietnam
by ngocvu1403 at 02-04-2013, 12:05 PM
Quy trình khai thác hàng nhập CFS

I. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Nhận chứng từ
Bao gồm:
- 02 giấy uỷ quyền của bên thuê kho cho CFS.
- 01 master bill of lading.
- 01 bộ manifest.
Việc nhận và kiểm tra hồ sơ chặt chẽ ngay khi bên thuê kho bàn giao để tránh tình trạng vướng mắc thủ tục hải quan và tồn đọng tại Cảng.
2. Làm thủ tục Hải quan khai thác hàng CFS
- Bên CFS liên lạc với các hãng tàu về thời gian tàu cập cảng.
- Với bộ hồ sơ chứng từ đầy đủ, hợp lệ thì thời gian chậm nhất trong vòng một ngày, bên CFS lấy container hàng nhập từ Cảng về để khai thác hàng.
(Bên thuê kho cần phải thông báo kế hoạch và cung cấp chứng từ đầy đủ trước cho bên CFS để tránh tồn đọng hàng tại Cảng nếu vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết……)
- Bên CFS phải thực hiện đồng thời các công việc khác như: thông báo thời gian khai thác cho bên thuê kho, mời cơ quan giám định, bàn giao chứng từ và đăng kí thời gian khai thác với Hải quan kho bãi để kết hợp các bên liên quan đảm bảo khai thác nhanh nhất ngay sau khi đưa container hàng từ Cảng về cửa kho CFS….
3. Giao nhận hàng từ Cảng về kho
- Bên CFS phải kiểm tra chặt chẽ số container, số chì và tình trạng kỹ thuật của container (bẹp méo, thủng, rách, rò rỉ nước, chất lỏng, …..) trước khi lấy container hàng ra khỏi Cảng. Nếu có các trường hợp sau thì bên CFS phải thông báo cho bên thuê kho và phải có sự đồng ý của bên thuê kho thì bên CFS mới được nhận:
o Container hàng phát hiện bị sai số container, số chì
o Container hàng trong tình trạng thủng, rách, biến dạng hoặc có biểu hiện tổn thất hàng hoá ra bên ngoài như rò rỉ nước, chất lỏng …. Đồng thời bên CFS phải yêu cầu Cảng cung cấp và bàn giao tất cả các chứng từ, hàng hoá có liên quan giữa cảng với chủ tàu và gửi nội dung đó cho bên thuê kho thông qua bản fax hoặc các phương tiện thông tin liên lạc khác.
- Bên CFS sẽ thực hiện nhận container tại cảng và khai thác hàng hoá có tổn thất về kẹp chì, sai số, hư hỏng tình trạng kỹ thuật của container, có biểu hiện tổn thất hàng hoá… trên cơ sở nhận được biên bản hàng vỡ của Cảng và yêu cầu bằng văn bản của bên thuê kho dưới sự giám sát của cơ quan giám định và hải quan kho bãi.
- Bên CFS sẽ không chịu trách nhiệm đến việc lưu kho bãi, đọng container phát sinh nếu không do lỗi của bên CFS.
4. Đưa hàng vào kho
- Bên CFS bố trí và kết hợp thời gian hợp lý để việc bàn giao chứng từ và khai thác hàng hoá ngay sau khi đưa container hàng từ cảng về đảm bảo có đủ đại diện các cơ quan liên quan: Giám định, hải quan kho, đại diện bên thuê kho nếu bên thuê kho yêu cầu.
- CFS và các bên liên quan đến việc khai thác hàng vào kho phải kiểm tra lại số container, số chì, tình trạng kỹ thuật container trước khi phá chì container……
- Trong quá trình khai thác nếu tình trạng hàng hoá không nguyên đai, kiện có dấu hiệu tổn thất hàng hoá hoặc đã tổn thất thì bên CFS phải ngay lập tức dừng lại việc khai thác, thông báo cho bên thuê kho và tiến hành chụp ảnh những lô hàng trên. CFS kết hợp với bên thuê kho, giám định, Hải quan giám sát kho, thống nhất nguyên tắc xác định tổn thất hàng hoá và lưu kho, bảo quản tiếp theo để xác định chính xác tình trạng số lượng hàng hoá tại thời điểm khai thác và không gây tổn thất phát sinh trong quá trình lưu kho, bảo quản tiếp theo.
- Bên CFS, Hải quan kho bãi và giám định viên cùng nhau thống nhất số lượng và tình trạng hàng hoá để lập biên bản và lên chứng thư giám định.
- Bên CFS tổ chức xuất hàng, nhập hàng căn cứ vào lệnh của bên thuê kho theo các nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào kho CFS và Pháp luật hiện hành.
- CFS thu các khoản phí trên cơ sở căn cứ vào hợp đồng với bên thuê kho.
- CFS kết hợp với Hải quan kho bãi quản lý xuất nhập hàng hoá ra vào kho CFS theo quy chế quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu chung chờ hoàn thành thủ tục hải quan.
II. BÁO CÁO
- Nếu hàng hoá bình thường đúng số lượng và nguyên đai, kiện thì bên thuê CFS sẽ gửi báo cáo cho bên thuê kho ngay sau khi hàng hoá khai thác được đưa vào kho.
- Đối với container hàng có sai số container, số chì hoặc tổn thất tình trạng kỹ thuật, hoặc có dấu hiệu tổn thất hàng hoá thì trước hết phải báo cáo với bên thuê kho, sau đó tập hợp các chứng từ và biên bản giữa cảng với chủ tàu đồng thời phải có yêu cầu bằng văn bản của bên thuê kho trước khi tiếp nhận hàng và đưa ra khỏi cảng.
- Đối với containerr hàng có tình trạng tổn thất trong quá trình khai thác thì bên CFS lập tức dừng việc khai thác lại, thông báo cho bên thuê kho và cùng các cơ quan liên quan thiết lập biên bản xác định thực tế tình trạng, số lượng hàng hoá.
- Bên CFS phải báo cáo sản lượng hàng tuần, hàng tháng theo yêu cầu và biểu mẫu của bên thuê kho và cung cấp chứng từ bằng cả tiếng Anh, tiếng Việt đối với container có hàng hóa không nguyên đai hoặc có dấu hiệu tổn thất hoặc đã tổn thất hoặc số lượng hàng không đúng với manifest.


by ngocvu1403 at 02-04-2013, 11:59 AM
QUY TRÌNH KHAI THÁC HÀNG XUẤT CFS

I. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Xác định booking
Bao gồm:
- Tên chủ hàng
- Người giao dịch điện thoại:
- Cảng dỡ hàng và nơi giao hàng
- Số lượng kiện hàng và tổng số
- Đơn đặt hàng và số hiệu từng mặt hàng
- Loại hàng
- Chủ vỏ
- Tên tàu Feeder/ số chuyế
- Thời gian bắt đầu xếp hàng
- Thời gian tầu cắt máng
- Thời gian tầu chạy
2. Liên lạc với chủ hàng về thời gian hàng về kho
3. Giao hàng
- Chủ hàng giao hàng đến CFS chậm nhất theo thời gian cắt hàng theo thoả thuận. Kho CFS sẽ kiểm tra hàng cẩn thận trước khi nhận hàng. Nếu có các trường hợp sau thì phải có sự đồng ý của Bên thuê kho thì CFS mới được nhận (phải chụp ảnh hiện trạng hàng hoá).
o Kiện hàng không được dán băng dính hoặc có biểu hiện dán lại kiện.
o Kiện hàng hoặc hàng bị hỏng hoặc trong tình trạng kém (xước, thủng, ướt...).
o Kiện hàng thiếu mã hiệu, mã số...( so với trong booking).
o Bất kỳ một trường hợp đặc biệt nào khác xảy ra với kiện hàng.
- Giao hàng đến kho muộn (Sau 05 giờ chiều thứ 7 ) hoặc giao tờ khai Hải Quan muộn, CFS chỉ được nhận khi đã có bản " Yêu cầu nhận hàng muộn" của bên thuê kho và đồng ý tiếp nhận của CFS. CFS sẽ nhận hàng vào và xếp phân loại theo mác mác hàng, kích cỡ, kiểu cách hàng, màu sắc... theo hướng dẫn của Bên thuê kho là đại diện của chủ hàng. Lập bảng kê hàng hoá (theo chủng loại mẫu mã hàng).
o CFS sẽ thay mặt Bên thuê kho phát hành chứng từ giao nhận cho bên giao hàng. Chứng từ giao nhận phải có chữ ký của đại diện CFS và đại diện bên giao hàng.
o Bên chủ hàng phải nộp xác nhận booking, packing list, giấy uỷ quyền (nếu cần) và hồ sơ hải quan khi giao hàng.
o Nếu nhiều lô hàng được dự kiến đóng cùng container và có một hoặc vài lô hàng phải hoãn lại, CFS phải xin ý kiến Bên thuê kho về việc vẫn tiếp tục đóng những lô hàng khác vào container để xuất hoặc hoãn lại việc đóng cả container.
4. Đóng hàng.
- Bên thuê kho sẽ gửi hướng dẫn đóng hàng cho CFS trước một ngày.
- CFS phải đảm bảo năng lực, phương tiện và công nhân đóng hàng để kịp xuất tàu.
- CFS phải phối hợp với hải quan và nếu cần phải phối hợp với giám sát của bên thuê kho.
5. Bảo đảm vỏ container đóng hàng.
- Bên thuê kho phải bảo đảm rằng hãng tàu bố trí được vỏ cont tại CFS để đóng hàng theo lịch dự kiến. CFS sẽ tuân theo hướng dẫn của Bên thuê kho về hãng tàu và CY hạ hàng.
- CFS sẽ phối hợp cùng hãng tàu để đảm bảo vỏ cont sẵn có và trong tình trạng tốt để đóng hàng.
- Bên thuê kho sẽ có thể yêu cầu CFS vận chuyển cont từ bãi khác về đóng hàng. Yêu cầu bằng văn bản có nội dung sau:
o Số lượng container (loại, cỡ)
o Chủ vỏ
o Địa điểm nâng hạ
Bên thuê kho sẽ trả cho CFS các chi phí vận chuyển, nâng hạ.
6. Hải quan kiểm hoá
- Chủ hàng chịu trách nhiệm hoàn thành thủ tục giấy tờ HQ kiểm hoá và giao nộp hồ sơ HQ hoàn chỉnh cho CFS khi giao hàng.
- Nếu hồ sơ HQ kiểm hoá không được giao cho CFS theo đúng thời gian quy định, CFS sẽ không chịu trách nhiệm tổ chức kiểm hoá đóng ghép cho cont cũng như việc đưa cont ra tàu. Trong trường hợp này CFS phải thông báo cho bên thuê kho để book hàng đi tàu khác.
- CFS có trách nhiệm tiến hành kiểm hoá cho việc đóng ghép hàng xuất. Phí kiểm hoá đã bao gồm trong phí CFS miễn là mọi giấy tờ HQ đã giao nộp kịp thời. Nếu giấy tờ hải quan chưa đủ việc kiểm hoá đóng ghép sẽ phát sinh thêm chi phí hoặc không thể hiện được do vi phạm quy trình quản lý của Hải quan.
- CFS sẽ giao nộp tờ khai HQ khi đã hoàn thành thủ tục HQ kiểm hoá cho hãng tàu feeder
7. Giám sát.
- CFS phải giám sát việc nhận, lưu kho, đóng hàng vào cont và xuất cont ra tàu theo chỉ dẫn của Bên thuê kho.
- CFS phải bố trí ít nhất 01 giao nhận để nhận hàng vào kho và ít nhất 02 giao nhận khi đóng hàng từ kho vào cont (01 ở cửa kho và 01 ở cửa cont).

II. BÁO CÁO
- Cuối ngày CFS fax bản copy chứng từ giao nhận trong ngày cho Bên thuê kho.
- CFS gửi báo cáo kiểm kê hàng ngày cho bên thuê kho 09 giờ sáng hôm sau. Báo cáo phải thể hiện việc luân chuyển hàng hoá trong ngày hôm trước.
- Căn cứ báo cáo kiểm kê, bên thuê kho tính toán để ra lệnh đóng hàng vào cont để tránh việc đóng hàng tập trung quá nhiều vào ngày trước ngày tàu ra.
- CFS phải gửi bản tổng kiểm kê hàng hoá lưu kho cho bên thuê kho 02 ngày trước khi bất kỳ 01 tàu nào có cont dự định xuất từ CFS khởi hành.
- Khi đóng hàng xong 01 cont hàng/ lô hàng/ CFS phải gửi bản báo cáo kết quả đóng hàng cho Bên thuê kho
vào 09 giờ sáng hôm sau ngày đóng hàng.
III. CÔNG VIỆC KHAI THÁC
- Nếu bên thuê kho yêu cầu CFS làm các công việc.
o Kiểm tra mã hàng.
o Dán nhãn.
o Phân loại hàng.
o Đóng gói lại.
o Các tác nghiệp khác liên quan đến dịch vụ CFS.
- Bên thuê kho sẽ phải có yêu cầu bằng văn bản gửi cho CFS trước 01 ngày và hạn chót là trước khi tàu chạy 03 ngày, chi phí do hai bên thoả thuận.

IV. KẾ HOẠCH ĐỘT XUẤT
- Nếu hàng không được đưa tới kho 03 giờ trước hạn chót theo quy định (cut off), CFS phải liên lạc với chủ hàng. Nếu chủ hàng báo hàng không đến đúng giờ, CFS phải gọi điện ngay cho bên thuê kho.
- Nếu hàng đến muộn hơn hạn chót quy định, CFS sẽ không chịu trách nhiệm việc hàng nhỡ tàu. CFS vẫn nhận hàng và thông báo cho bên thuê kho việc hàng đến muộn để bố trí đi tàu sau.
- Nếu chủ vỏ không cung cấp vỏ cont kịp thời theo quy định, CFS phải thông báo cho bên thuê kho.
[font=&quot]- Nếu chủ hàng muốn lấy hàng xuất đi từ kho CFS về kho chủ hàng phải có văn bản yêu cầu của Bên thuê kho trước khi xuất hàng. Trong trường hợp đó, 01 bảng kê giao hàng và chứng từ giao nhận phải được lập và có chữ ký của Bên thuê kho và đại diện chủ hàng.


[/font]Bài Viết Liên Quan: Quy trình khai thác hàng nhập CFS
by ngocvu1403 at 07-12-2012, 11:01 AM


Bên dưới là thông tin chia sẻ mình đã tìm thấy trên web. Gửi các bạn tham khảo:



1. Phỏng vấn thực tập tốt nghiệp (xem thông tin tuyển dụng trên Net của một cty CP; Trưởng phòng nhân sự PV):



(xem hồ sơ một lượt..)Tại sao em biết tới mục tuyển dụng của cty? - Qua net.

Em muốn thực tập trong bộ phận nào ? - Dạ chứng từ XNK; em gửi chị giấy giới thiệu thực tập do trường em cấp ạ.

Hiện tại Cty không có kế hoạch nhận nhân viên thực tập, em có thể làm việc như một nhân viên chính thức không? [toàn thời gian 8h/ngày; 5.5ngày/tuần]? Em cứ suy nghĩ thêm; và hãy gọi cho chị sau cuộc phỏng vấn này; có thể đến nhận việc vào đầu tuần tới.( đã bỏ bớt phần xã giao và các thứ không liên quan đến công việc)



2. Phỏng vấn làm nhân viên chứng từ Xuất nhập khẩu (Hãng tàu biển quốc tế - Giám đốc PV):

- Xem qua hồ sơ: Xem qua thì em chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mà chúng tôi tuyển dụng? - Đúng thế, thậm chí em còn đang đi học; tuy vậy em hi vọng được cty giao việc và để có thời gian thử thách.

- Em giỏi toán? Vậy em có thể nói cho tôi biết những số nào chia hết cho 5 và 3? Số 10000224 có chia hết cho 3 không? - số có tận cùng 5 và 0 thì chia hết cho 5 , .... (một câu hỏi quá lạ, và con số cuối quá dài đã làm mình thấy quá bất ngờ)

=>> Rớt



3. Phỏng vấn làm nhân viên giao nhận (đại lý vận tải quốc tế - giám đốc PV):



- Quê em ở đâu? Nhà em có mấy người? Ở TP.HCM với ai? Thuê nhà bao nhiêu 1tháng?

-Chúng tôi tuyển người có kinh nghiệm; còn em thì lại chưa có? - Em đã biết thông tin đó, nhưng em tin mình có tinh thần học hỏi cao; xin cho em 2tháng thử thách, sau đó sẽ bàn thêm về khả năng đáp ứng công việc ạ?

- Nếu được nhận vào làm việc và yêu cầu phải đi công tác xa em có thể đáp ứng không? - Có, tất nhiên được!

- Em có mong muốn làm gần quê nhà ko? - Em thích nơi đây hơn.

- Em đề xuât mức luơng bao nhiêu? - Anh cứ cho em một mức luơng thử việc ạ, sau đó thì em sẽ đề xuất sau.

==> Đậu











__________________

ĐÃ LÀ ĐÀN ÔNG PHẢI MẠNH MẼ!!!!!!
by ngocvu1403 at 07-11-2012, 11:45 AM
Những con tàu hàng chục tỷ đồng nằm 'chết đống'



Không thể bán, cũng chẳng thể cho thuê, nhiều tàu được doanh nghiệp
ồ ạt đầu tư vài năm trước nay chỉ còn là những đống sắt nằm vất vưởng
trên các bãi đỗ tư nhân khắp tỉnh phía bắc.





Bãi đỗ khuất sau lưng đèo, phía cuối xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên
(Hải Phòng) là nơi tập trung những con tàu được sắm ồ ạt trong 2006 -
2007, giai đoạn cực thịnh của ngành hàng hải.
Nằm sát bờ sông Kinh Thầy, bãi đỗ này thực chất là một xưởng sửa chữa
tàu thủy tư nhân. Khoảng một năm trở lại đây, người đến sửa chữa thì
ít mà thuê chỗ neo đậu cho những con tàu không có khách, không có hàng
cứ ngày một nhiều.
Chi phí neo đậu ở đây khoảng 12 - 15 triệu đồng một tháng cho mỗi
tàu, tùy trọng tải (chưa bao gồm tiền thuê thủy thủ trông tàu). Mức giá
này được coi là khá "mềm" so với điểm đỗ của các doanh nghiệp vận tải
lớn (có thể lên tới 2 triệu đồng mỗi ngày), cũng như chi phí mà các
doanh nghiệp phải trả cho rất nhiều những con tàu hỏng hoặc đang phải
nằm bãi (do không có hàng) ở nước ngoài.
Do chi phí tương đối thấp, bãi đỗ thu hút được nhiều tàu cũ tới neo
đậu, chủ yếu có trọng tải 2.000 - 4.000 tấn. Theo các chủ tàu, đây là
một trong những bãi đỗ tập trung nhất miền Bắc của loại tàu này.
Theo chủ bãi, nơi đây đang có 10 con tàu neo đậu, trong đó 7 chiếc
thuộc chủ sở hữu Công ty Cho thuê tài chính I - Ngân hàng Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn (ALC1). Chiếc có trọng tải lớn nhất là 4.200
tấn, chiếc nằm bãi lâu nhất là từ giữa tháng 5/2012.
Do không chạy, nằm bãi lâu ngày, hầu hết các tàu xuống cấp rất nhanh.
Thậm chí có chiếc được đánh giá là không thể tiếp tục hoạt động, hết
hạn đăng kiểm. Một con tàu đóng mới tại thời điểm 2006 - 2007 có chi
phí khoảng 30 - 35 tỷ đồng, nay nếu phải phá dỡ, "bán sắt vụn", số tiền
thu lại chưa chắc được một nửa. Buồng lái của Hoàng Kim Star - một trong những con tàu đang neo đậu tại đây, từ lâu không còn dấu hiệu hoạt động. Ống khói từ máy chính của tàu trong tình trạng rỉ sét. Xích kéo neo tàu cũng chung số phận thê thảm. Ngay cả chiếc van thông gió hầm hàng, do không được sử dụng lâu ngày, cũng trong tình trạng hỏng hóc, khó phục hồi.



Thức trạng buồn cho nghành hàng hải Việt Nam.
Chào mừng, Khách
Bạn cần phải đăng ký trước khi bạn có thể đăng trên trang web của chúng tôi.
Tên đăng nhập

Mật khẩu


Tìm kiếm Diễn đàn

Thống kê Diễn đàn
Thành viên: 2,067
Thành viên mới nhất: binh181993
Số chủ đề: 1,382
Số bài viết: 2,337
Thành viên online
Hiện đang có 32 người dùng trực tuyến.
0 Thành viên | 32 Khách

Color Skins

Change Color:

Background Patterns:

Background Images:

Background Header:

Setting Panel

Main Options: