TỔNG QUAN VỀ CHẾ XUẤT ( PART -1)

Lý thuyết nhiều cũng chán, viết ra cuốn sách này, tôi không câu nệ nó phải là ngôn từ bác học, nó không phải là cái hàm hồ mà chúng ta vẫn đọc xong rồi quên luôn; tôi chỉ muốn khái niệm cho các bạn những điều dễ hiểu và đơn giản nhất theo ý hiểu của cá nhân tôi.

TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT
⁜⁜⁜⁜⁜

Trích nguồn  CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP XNK MINH CHÂU 

Tác giả: Phạm Thành Nam – 0773.247.365

Xin vui lòng trích dẫn rõ nguồn để tôn trọng tác giả.

⁜⁜⁜⁜⁜

 

Lý thuyết nhiều cũng chán, viết ra cuốn sách này, tôi không câu nệ nó phải là ngôn từ bác học, nó không phải là cái hàm hồ mà chúng ta vẫn đọc xong rồi quên luôn; tôi chỉ muốn khái niệm cho các bạn những điều dễ hiểu và đơn giản nhất theo ý hiểu của cá nhân tôi.

  1. Doanh nghiệp chế xuất là gì?
  • Chế xuất là chế biến và xuất khẩu, nên điều đầu tiên chúng ta hiểu doanh nghiệp chế xuất là những doanh nghiệp chủ yếu thực hiện sản xuất ra sản phẩm để xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay doanh nghiệp chế xuất có thể thực hiện : Gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc kinh doanh theo quyền xuất nhập khẩu (1).
  • Khi bước chân vào doanh nghiệp chế xuất nghĩa là bạn đang đi ra nước ngoài; chúng ta làm việc trong doanh nghiệp chế xuất nghĩa là đang ở trên vùng lãnh thổ nước ngoài nhưng về mặt địa lý nó nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Có thể hiểu hình thức nó tương tự như Đại Sứ Quán nước ngoài tại Việt Nam. Do đó đầu tiên Doanh nghiệp chế xuất phải là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Do đó, DNCX có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát,kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan.
  • Doanh nghiệp chế xuất phải nằm trong khu chế xuất hoặc Khu công nghiệp, hoặc các khu đặc quyền kinh tế. Như vậy những doanh nghiệp không nằm trong những khu vực trên mà nằm riêng lẻ thì không đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp chế xuất.
  1. Chính sách thuế của doanh nghiệp chế xuất.
  2. 1. Chính sách thuế .
  • Theo nguyên tắc về điểm đến: Hàng hóa tiêu dùng ở nước nào thì nước đó có quyền đánh thuế. Vậy, căn cứ định nghĩa ở phần 1 thì hàng hóa khi nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất không có căn cứ để đánh thuế vì hàng hóa chưa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam, chưa được tiêu dùng tại lãnh thổ Việt Nam.
  • Do đó, Căn cứ điểm c khoản 4 điều 02 luật thuế 107/2016/QH13 “Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác” là đôi tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu.
  • Căn cứ khoản 20 điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC thì “Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.” Là đối tượng không chịu thuế VAT.

Kết luận : Hàng hóa chỉ sử dụng trong doanh nghiệp chế xuất, khu phi thuế quan là đối tượng không chịu thuế nhập khẩu và thuế VAT.

  1. 2. Chính sách thuế VAT của hàng hóa từ nội địa vào doanh nghiệp chế xuất.

​Căn cứ thông tư 219/2013/TT-BTC hàng hóa từ nội địa vào doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi thuế VAT 0% khi và chỉ khi thỏa mãn 4 điều kiện sau:

  • Mở tờ khai Hải quan.
  • Có chứng từ thanh toán.
  • Có hóa đơn VAT 0%.
  • Có hợp đồng mua bán.

​Do đó những trường hợp không thỏa mãn 4 điều kiện trên sẽ không được hưởng ưu đãi thuế VAT 0%. Trừ các trường hợp sau:

  • Vật liệu xây dựng.
  • Quần áo bảo hộ lao động.
  • Đồ dùng nhà bếp.
  • Văn phòng phẩm
  • Các ngành dịch vụ trừ các ngành sau: Chuyển phát nhanh, dịch vụ đưa đón công nhân viên, dịch vụ bưu chính viễn thông,…

​Như vậy người làm thủ tục Hải quan cần nắm vững các quy định trên để thực hiện đúng.

  1. Mã biểu thuế XNK.
  • Chúng ta cần làm quen với mã biểu thuế XNK sử dụng trong vinacs để dễ dàng diễn tả hàng hóa của mình thuộc đối tượng nào.
  • Căn cứ điều 05 luật thuế 107/2016/QH13 chúng ta có :

“Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm

1. Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.

2. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.

3. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:

a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.”

Theo đó ta có bảng mã biểu thuế XNK như sau (VINACS)

STT Mã Biểu thuế Tên biểu thuế
1 B01 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
2 B02 Chương 98 (1) – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
3 B03 Biểu thuế nhập khẩu thông thường
4 B04 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)
5 B05 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Trung Quốc
6 B06 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Hàn Quốc
7 B07 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Di lân
8 B08 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN – Ấn Độ
9 B09 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản
10 B10 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
11 B11 Biểu thuế thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng được áp dụng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt – Lào
12 B12 Biểu thuế thuế nhập khẩu đối với hàng hoá có xuất xứ Campuchia
13 B13 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê
14 B14 Biểu thuế NK ngoài hạn ngạch
15 B15 Biểu thuế nhập khẩu tuyệt đối
16 B16 Biểu thuế nhập khẩu hỗn hợp
17 B17 Chương 98 (2) – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
18 B30 Mã biểu thuế áp dụng cho đối tượng không chịu thuế nhập khẩu
19 B18 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc
20 B19 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-ÂU và các nước thành viên
  • Vậy đối với DN Chế xuất, Mã biểu thuế Nhập khẩu của nó là : B30 khi dùng phần mềm Ecus để khai báo. Việc này được thực hiện khi chúng ta xác định được hàng hóa của chúng ta thuộc đối tượng nào sau đó mới áp dụng để khai báo.
  1. Địa điểm làm thủ tục Hải quan.
  • Nhiều bạn khi bắt đầu làm xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp chế xuất, thường bắt đầu bằng câu hỏi: “sẽ phải làm những gì” thì câu trả lời của chúng ta là phải lựa chọn được địa điểm làm thủ tục Hải quan. Đối với người làm xuất nhập khẩu, vận dụng đúng đắn luật luôn mang lại kết quả tích cực; để làm được điều này, chúng ta phải hiểu đúng và chính xác, không được suy đoán. Nếu chúng ta giả định, suy đoán và làm sai tình huống của luật hướng dẫn thì chúng ta thì nói như cách của giao thông: “đi như vậy là đi ngược chiều”.
  • Để xác định được địa điểm làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất chúng ta cần làm rõ được mục đích sử dụng hàng hóa đó là gì để xác định được loại hình tờ khai cũng như lựa chọn được địa điểm làm thủ tục Hải quan theo điều 19 và điều 58 thông tư 38/2015/TT-BTC.
  •  Thông thường chúng ta thực hiện thủ tục tại Hải quan quản lý doanh nghiệp tức là Hải quan nơi chúng ta đặt địa bàn.

Ví dụ: Doanh nghiệp tôi có trụ sở tại Hải Dương, tôi sẽ thực hiện thủ tục Tại chi cục Hải quan tỉnh Hải Dương.

  1. Thông báo cơ sở sản xuất.
  • Căn cứ khoản 1 điều 56 thông tư 39/2018/TT-BTC: “Thông báo CSSX theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và các chứng từ khác kèm theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP cho Chi cục Hải quan do tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (sau đây gọi là Chi cục Hải quan quản lý) Thông tư này thông qua Hệ thống, bao gồm cả trường hợp tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp chế xuất (sau đây gọi là DNCX)”.
  • Như vậy, đối với doanh nghiệp chế xuất khi thực hiện gia công hoặc sản xuất xuất khẩu chúng ta đều phải thực hiện thông báo cơ sở sản xuất trên hệ thống theo mẫu 20 phụ lục II thông tư 39/2018/TT-BTC (VINACS) hoặc thông báo bằng văn bản theo mẫu 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V thông tư 39/2018/TT-BTC trong trường hợp hệ thống Hải quan điện tử gặp lỗi. Sau khi hết lỗi chúng ta phải thực hiện thông báo lại trên hệ thống.
  • Trường hợp thông tin về cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã thông báo có sự thay đổi thì tổ chức cá nhân phải thông báo bổ sung thông tin thay đổi cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thay đổi;
  • Trường hợp lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài cơ sở sản xuất thì trước khi đưa nguyên liệu, vật tư, sản phẩm đến địa điểm lưu giữ, tổ chức, cá nhân phải thông báo địa điểm lưu giữ cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
  • Trường hợp thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo CSSX) thì tổ chức, cá nhân thông báo đến Chi cục Hải quan quản lý trước đây, Chi cục Hải quan quản lý mới thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản và thực hiện thông báo CSSX cho Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại điểm a.1 khoản này. Tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại Điều 60 Thông tư này;

( Còn tiếp)

TỔNG QUAN VỀ CHẾ XUẤT PHẦN 2 (TT)

>>Wiki Thủ Tục Hải Quan - Logistics VN<<

☻Bài học thì rất nhiều nhưng quan trọng là có nhớ được nó hay không. ☻Hãy loại bỏ từ "giá như" và những từ đồng nghĩa với nó ra khỏi cuộc sống.

Comments

  1. Pingback: TỔNG QUAN VỀ CHẾ XUẤT PHẦN 2 - Wiki Thủ Tục Hải Quan - Logistics VNWiki Thủ Tục Hải Quan – Logistics VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *