NGHỊ ĐỊNH 35/2022/NĐ-CP QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP KINH TẾ

NGHỊ ĐỊNH 35/2022/NĐ-CP QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP KINH TẾ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Theo đó, quy định 05 điều kiện để khu công nghiệp được chuyển đổi sang phát triển khu đô thị – dịch vụ gồm:

– Phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Khu công nghiệp nằm trong khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc Trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh;

– Thời gian hoạt động từ ngày khu công nghiệp được thành lập đến thời điểm xem xét chuyển đổi tối thiểu là 15 năm hoặc một nửa thời hạn hoạt động của khu công nghiệp;

– Có sự đồng thuận của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và trên 2/3 số doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại khu vực dự kiến chuyển đổi. Trừ các trường hợp sau:

+ Dự án đầu tư đã hết thời hạn hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư;

+ Dự án đầu tư không đủ điều kiện gia hạn cho thuê lại đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự;

+ Dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc diện buộc phải di dời theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

– Có hiệu quả kinh tế – xã hội, môi trường.

Nghị định 35/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2022 và thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP .

Read More

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM THUẾ THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 CỦA QUỐC HỘI VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, TIỀN TỆ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

NGHỊ ĐỊNH 15/2022/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM THUẾ THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 CỦA QUỐC HỘI VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, TIỀN TỆ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Giảm thuế GTGT xuống 8% với một số hàng hóa, dịch vụ Ngày 28/01/2021, Chính phủ […]

Read More

NGHỊ ĐỊNH 74/2018/NĐ-CP NGÀY 15/05/2018 SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 132/2008/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Theo đó:
Khi làm thủ tục cấp GCN quyền sử dụng mã số, mã vạch (MSMV) doanh nghiệp không cần nộp Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN như quy định hiện hành tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 16/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011.

Cụ thể, đối với trường hợp cấp mới, hồ sơ chỉ gồm:

– Đơn đăng ký sử dụng MSMV theo Mẫu số 12 ban hành kèm Nghị định 74 này;

– Bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp, GCN đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

Đối với trường hợp cấp lại, hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị cấp lại GCN theo Mẫu số 13 ban hành kèm Nghị định 74 này;

– Bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp, GCN đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập đối với trường hợp thay đổi tên, địa chỉ;

– Bản chính giấy chứng nhận (trừ trường hợp bị mất).

Lưu ý: Thời hạn GCN quyền sử dụng MSMV là không quá 3 năm kể từ ngày cấp.

Nghị định 74/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.

Read More

NGHỊ ĐỊNH 31/2018/NĐ-CP VỀ HƯỚNG DẪN LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Đây là nội dung nổi bật của Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Theo đó, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 31.

– Hồ sơ theo quy định mới bổ sung thêm các giấy tờ sau:

+ Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu;

+ Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu;

+ Bản sao quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

– Bên cạnh đó, vẫn giữ nguyên các giấy tờ, hồ sơ theo quy định trước đó, đơn cử như:

+ Đơn đề nghị cấp C/O (đã thay thế bằng Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 31);

+ Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh; …

Nghị định 31/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/3/2018, thay thế Nghị định 19/2006/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn của nghị định này.

Read More

NGHỊ ĐỊNH 43/2017/NĐ-CP VỀ NHÃN HÀNG HÓA

Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu, cách ghi xuất xứ, định lượng, thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa.

1. Những nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa

Nghị định 43/2017 quy định nhãn hàng hóa phải thể hiện những nội dung sau:

– Tên hàng hóa;

– Xuất xứ hàng hóa;

– Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

– Những nội dung khác tùy vào tính chất loại hàng hóa.

Điển hình như nhãn hàng hóa đối với thực phẩm phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; nhãn hàng hóa đối với rượu phải ghi định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo, mã nhận diện lô.

2. Ngày sản xuất, hạn sử dụng được ghi trên nhãn hàng hóa

Theo quy định tại Nghị định số 43/CP, ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch.

Trường hợp bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất thì được phép ghi hạn sử dụng là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất, nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì được phép ghi ngày sản xuất là khoảng thời gian trước sử dụng.

Đối với hàng hóa được san, chiết, đóng gói thì theo quy định tại Nghị định 43 năm 2017 phải thể hiện ngày san, chiết, đóng gói và hạn sử dụng được tính từ ngày sản xuất.

3. Những thông tin bắt buộc thể hiện đối với hàng hóa dạng rời hoặc hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản

Những hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời ví dụ như phụ gia thực phẩm, hóa chất, bán trực tiếp cho người tiêu dùng theo quy định của Nghị định số 43/NĐ-CP năm 2017 phải được công khai những thông tin sau:

– Tên hàng hóa;

– Hạn sử dụng;

– Tên cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa;

– Hướng dẫn sử dụng;

– Cảnh báo an toàn (nếu có).

4. Xuất xứ và thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa

Nghị định 43 quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm ghi xuất xứ hàng hóa (nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa) theo quy định về xuất xứ hàng hóa hoặc Hiệp định mà Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 43/2017, thông số kỹ thuật và thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật (nếu có).

Hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi thông số kỹ thuật. Hàng thuốc dùng cho người, vắc xin phải ghi chỉ định, cách dùng, chống chỉ định, số đăng ký lưu hành, dạng bào chế, quy cách đóng gói,…

Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn hàng hóa và các thông tin bắt buộc trên nhãn hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 và bãi bỏ Nghị định 89/2006 về nhãn hàng hóa.

Read More

Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương

Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương được ban hành ngày 15/5/2018.
Theo đó, danh mục hàng hóa nhập khẩu phải xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) được quy định tại Phụ lục V của Nghị định.

Căn cứ yêu cầu của từng thời kỳ, bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp CFS kèm theo mã HS hàng hóa và quy định cụ thể trường hợp CFS được áp dụng cho nhiều lô hàng.

Trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý, CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trên cơ sở có đi có lại.

Nghị định 69/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký và bãi bỏ Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013.

Read More