TỔNG QUAN VỀ CHẾ XUẤT PHẦN 2

Như ở phần 1, mình đã giới thiệu qua về doanh nghiệp chế xuất, phần 2 này, chúng ta đi tìm hiểu về Quy trình xây dựng mã nguyên phụ liêu và sản phẩm.

Đối với xuất nhập khẩu nhà máy, điều quan trọng nhất đó chính là theo dõi nhập xuất tồn. Những người có kỹ năng, tư duy theo dõi nhập xuất tồn sẽ được lợi thế lớn về lương cũng như thăng tiến.

1.Quy trình thực hiện thủ tục nhập – xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất : Nhập Nguyên phụ liệu – Xuất sản phẩm – quyết toán nguyên vật liệu sản phẩm nên việc chúng ta phải thực hiện ngay từ ban đầu đó là : Thiết lập mã nguyên phụ liệu. 

Đối với quy định hiện hành, Việc xây dựng mã nguyên phụ liệu và sản phẩm rất cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình theo dõi để thực hiện báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan. Căn cứ điều 60 thông tư 39/2018/TT-BTC chúng ta phải thực hiện báo cáo quyet toán dựa trên mã nguyên liệu, sản phẩm đã khai báo trên tờ khai Hải quan trên nền dữ liệu nhập xuất kho NVL và SP và có bảng đồng bộ trong trường hợp có sự khác biệt.

Do vậy, khi bắt đầu nhập khẩu lô hàng đầu tiên, chúng ta phải xây dựng được master list về NVL; trước lô hàng xuất khẩu đầu tiên chúng ta phải xây dựng được bảng Master list về sản phẩm.

2.Qua các kỳ kiểm tra sau thông quan, hầu hết các doanh nghiệp ăn phạt, truy thu bởi vấn đề rất đơn giản đó là : Quản lý nhập xuất tồn yếu kém. 90% nguyên nhân gây ra sự việc đó lại là việc xây dựng mã nguyên phụ liệu, mã sản phẩm không chính xác. Thông thường có các nguyên nhân sau đây:

  • Một mã hải quan có nhiều đơn vị tính.
  • Một mã Hải quan có nhiều mã kế toán.
  • Một mã kế toán có nhiều mã hải quan.
  • Nhầm lẫn NVL và vật tư tiêu hao.
  • Một tên hàng có nhiều mã và các lý do khác.

Vậy trước tiên, để thực hiện việc tạo mã nguyên vật liệu và mã sản phẩm chúng ta cần phải làm công việc định nghĩa đâu là nguyên, phụ liệu, đâu là công cụ dụng cụ, vật tư tiêu dùng. Như vậy trước tiên chúng ta cần làm đó là:

  • Xác định được nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm : Thông qua luận chứng khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp, chúng ta dễ dàng xác định được thông qua quy trình sản xuất đã được mô tả tỷ mỉ trong đó. Hầu hết, những bạn XNK mới vào nghề, bỏ qua bước này, chúng ta chỉ quan tâm đến việc đưa hàng về xuất hàng đi nhiều hơn là quan tâm tới quy trình sản xuất của nhà máy. Năm 2014 tôi từng được làm ở công ty mới thành lập, mình được xây dựng từ ban đầu; vào công ty tôi bắt tay ngay vào việc xuống chuyền sản xuất, hỏi rõ quy trình tạo ra sản phẩm như thế nào ở từng chuyền, từng bộ phận và cuối cùng, mình đã có 1 bảng mã nguyên phụ liệu chuẩn. Khi công ty KTSTQ điều đó càng được khẳng định khi doanh nghiệp là doanh nghiệp chấp hành pháp luật, không truy thu.
  • Xác định được phụ liệu, các loại vật tư tiêu hao trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm : Tại công văn 3304/TCHQ-GSQL đã định nghĩa rất rõ ràng đâu là nguyên phụ liệu, đâu là công cụ dụng cụ.
  • Xác định được vật tư đóng gói, phục vụ hàng xuất khẩu.

3. Form 1 bảng Master list :

4. Những nguyên tắc trong việc xây dựng mã:

  • Lựa chọn đơn vị tính phù hợp : Nếu ngay từ đầu chúng ta không chọn đơn vị tính phù hợp thì sau này chúng ta rất dễ phải tạo mã mới với đơn vị tính khác, rất khó kiểm soát. Ví dụ vải chúng ta xây dựng là Kgs, khi KTSTQ haải quan yêu cầu lõi của cây vải để cân dẫn đến phải thay đổi đơn vị tính. Hay xây dựng vải theo YARDS thì khi làm định mức phải dựa theo khổ vải. Tại sao chúng ta không chọn đơn vị tính chuẩn là M2.
  • Dịch chuẩn xác tên hàng, áp HS chuẩn.
  • Về nguyên tắc gộp mã, các tên hàng giống nhau, có mục đích sử dụng giống nhau và chứng minh được nó thay thế cho nhau trong quy trình sản xuất thì chúng ta xây dựng vào 1 mã. Trường hợp khác nhau, phải tách mã riêng.
  • Không được đồng bộ mã zic zắc tức là Mã Hải quan và mã Kế toán lẫn lộn nhau, lúc là mã này KT, lúc là mã kia KT.

⁜⁜⁜⁜⁜

Trích nguồn  CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP XNK MINH CHÂU 

Tác giả: Phạm Thành Nam – 0773.247.365

⁜⁜⁜⁜⁜

Bài viết liên quan: TỔNG QUAN VỀ CHẾ XUẤT ( PART -1)

>>Wiki Thủ Tục Hải Quan - Logistics VN<<

☻Bài học thì rất nhiều nhưng quan trọng là có nhớ được nó hay không. ☻Hãy loại bỏ từ "giá như" và những từ đồng nghĩa với nó ra khỏi cuộc sống.

Comments

  1. Pingback: TỔNG QUAN VỀ CHẾ XUẤT ( PART -1) - Wiki Thủ Tục Hải Quan - Logistics VNWiki Thủ Tục Hải Quan – Logistics VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *